Tin ngành

Tin tức

Việt Nam đã làm gì để ứng phó với cúm lợn H1N1?

Việt Nam đã làm gì để ứng phó với cúm lợn H1N1?

Việt Nam làm gì để ứng phó với cúm lợn?

Dịch cúm lợn (virus H1N1 với biến thể mới) đang trở thành mối lo ngại toàn cầu khi đã có 81 người tử vong tại Mexico và 20 người nhiễm bệnh này ở Mỹ. Canada và Pháp cũng đã ghi nhận một số ca nghi nhiễm.

 

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố, thế giới nên sẵn sàng đối phó với một đại dịch cúm, sau 5 năm chiến đấu với cúm gia cầm. Mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của bệnh dịch này ra sao và liệu Việt Nam sẽ làm gì nếu xảy ra dịch cúm này?

Virus đã biến thể rất khó đối phó

Chiều 27/4, trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Tô Long Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương cho biết, cả thế giới đang quan ngại về một đại dịch mới còn nguy hiểm hơn dịch cúm H5N1 là hoàn toàn có cơ sở, vì năm 1918 cũng đã xuất hiện virus cúm H1N1 gây nên thảm hoạ, tử vong khoảng 20 – 40 triệu người, lớn hơn cả thế chiến thứ 1.

Việt Nam làm gì để ứng phó với cúm lợn?
Kiểm soát chặt việc vận chuyển, kiểm dịch lợn là biện pháp phòng dịch ưu tiên hàng đầu.
 
 
 
 
 
 

“Giai đoạn cúm H5N1 tại Việt Nam mới xảy ra, tôi vẫn luôn cho rằng lợn là mối nguy hiểm, hiểu nôm na đó là 1 “lò luyện”. Từ năm 1918, lý thuyết kinh điển cho rằng các virus cúm nói chung, nếu muốn lây bệnh cho người, thì thường đi qua con lợn”, ông Thành khẳng định. Theo lý giải của TS Tô Long Thành, bản thân lợn có virus H1N1, nhưng người bị cúm hắt hơi sổ mũi, thì con virus của người hoàn toàn có thể lây lan sang lợn. Hai con virus này gặp nhau tái tổ hợp ra một loại virus khác, hai con luyện vào với nhau nên con virus mới có 2 tính chất: Có thể lây bệnh cho người và vừa mang cúm của lợn mà hệ miễn dịch của người chưa bao giờ gặp. Vì có đuôi virus của người, nên mới lây lan sang người khác. Năm 2005, đoàn nghiên cứu của Mỹ đã sang Việt Nam lấy 200 mẫu bệnh của lợn để xem có nhiễm virus cúm gia cầm hay không, vì người ta khẳng định lợn là con vật trung chuyển mọi loại virus. Ông Thành cho biết, nguy hiểm nhất là gần đây, các nhà khoa học cảnh báo một nguy cơ có sự tái tổ hợp virus để hình thình nên một con virus mới, trong đó có phần virus cúm thường ở người. Trên thế giới đã xảy ra ở Mexico. Còn theo ông Hoàng Văn Năm, Phó Cục trưởng Cục Thú y, ở trên người, trong phân tích gen lồng của 4 phân đoạn gen của các loại virus H1N1, gồm cúm gia cầm chủng Bắc Mỹ, cúm lợn chủng Bắc Mỹ, cúm trên người và cúm lợn của châu Âu – châu Á. “Chúng tôi đã nhận được thông tin từ Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Mỹ nói rằng cho tới nay chưa phát hiện thấy cúm lợn trên lợn với chủng H1N1 mới này. Theo dõi tình hình quốc tế đến nay, cũng thấy rằng chưa nước nào phát hiện thấy chủng này trên lợn. Chính vì vậy, các thông tin này còn đang hạn chế. Cúm lợn trên thế giới trước đây đã có, nhưng không phải do chủng này, H1N1 cũng có, H1N2, H3N2 cũng có, nhưng ngay cả H1N1 cũng không đúng chủng này”, ông Năm cung cấp thêm thông tin. Ông Năm cho biết, từ tuần trước, Cục Thú y đã chỉ đạo 3 phòng thí nghiệm chính là Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương Hà Nội liên hệ với Trung tâm khống chế dịch bệnh Hoa Kỳ yêu cầu họ cung cấp tuýp mới để chẩn đoán H1N1 mới này, tuy nhiên chưa có vì đang trong quá trình nghiên cứu, các nước khác cũng không có.

Chủ động phòng chống khi dịch chưa xuất hiện

 
 
 
 
 

Hiện nay, một câu hỏi đang được đặt ra là Việt Nam sẽ ứng phó thế nào nếu xuất hiện dịch cúm lợn? Hiện nay, Cục Thú y đang soạn công văn có tính chất thông báo tình hình và biện pháp bước đầu về tình hình đàn lợn, trong đó tăng cường giám sát đàn lợn và những cơ sở giết mổ, chế biến… Với hoạt động nhập khẩu thịt lợn, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn nhập khẩu, nhất là từ Mỹ. Theo ông Năm, Việt Nam chưa có quan hệ buôn bán nhập khẩu với Mexico, nhưng với Mỹ, ta đã nhập cả lợn giống và lợn thịt. Sáng 27/4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhắc nhở Cục Thú y tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát giám sát và có phương án đề phòng, hướng phòng chống nếu xảy ra dịch, đặc biệt là trên đàn lợn. “Trong thời điểm này, đối với Việt Nam, quan trọng nhất là phòng chống”, ông Năm khẳng định. Cục Thú ý sẽ khẩn trương cung cấp thông tin cho người chăn nuôi và toàn dân để nắm được bệnh này, chú ý phòng chống, không hoang mang, nhưng cũng không mất cảnh giác để vẫn sản xuất bình thường nhưng an toàn hơn, đảm bảo hơn. Đối với người chăn nuôi, cần áp dụng thực hành chăn nuôi tốt, đảm bảo an toàn, ngăn chặn các loại mầm bệnh vào trong con lợn. Người chăn nuôi khi tiếp xúc với lợn phải có trang bị tối thiểu như khẩu trang, găng tay… Điều lo ngại là về mặt triệu chứng lâm sàng, thịt lợn nhiễm cúm H1N1 không có biểu hiện rõ rệt. Nếu lợn bệnh đã mổ thịt đưa lên bán, thì ngay cả các nhà chuyên môn cũng khó nhận biết. Vì vậy, cả người bán và người tiêu dùng cần cẩn trọng, nên mua thịt lợn đã qua kiểm dịch, không nên mổ thịt và ăn thịt lợn từ lợn bệnh.

(Theo CAND )

Vinavetco
0865.767.286