Bạn đọc

Tin tức

Góc nhìn mới về bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Hiện đã xuất hiện 1.003 ổ dịch tả lợn Châu Phi trên 51 tỉnh, thành phố, tại Tiền Giang có 45 ổ dịch được ghi nhận trên địa bàn 8 huyện.

Ngày 11/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang, Hội chăn nuôi tỉnh Tiền Giang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang phối hợp Công ty TNHH Woosung Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góc nhìn mới về bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF)”.

Hội thảo khoa học 'Góc nhìn mới về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)' được tổ chức ngày 11/11. Ảnh: Minh Đảm.

Hội thảo khoa học “Góc nhìn mới về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)” được tổ chức ngày 11/11. Ảnh: Minh Đảm.

Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày các nội dung liên quan đến vài trò, sự chủ động của người chăn nuôi trong phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi cũng như thực trạng, thách thức, cơ hội trong tầm soát dịch bệnh trên lợn.

Ngoài ra, các đại biểu đã chia sẻ và yêu cầu các diễn giả giải đáp về nhiều vấn đề đang gặp vướng mắc trong chăn nuôi như: ảnh hưởng của môi trường đến việc phát sinh dịch bệnh, cách giải quyết khi đàn vật nuôi lân cận bị nhiêm bệnh, nguồn vacxin phòng bệnh.

PGS.TS Đỗ Tiến Duy, Giảng viên cao cấp bệnh lý và truyền nhiễm thú y – Đại học Nông Lâm TP. HCM khuyến cáo, các bước để phòng bệnh lây lan như: Phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên. Cô lập, cách ly tạm thời heo nghi nhiễm. Xét nghiệm nhanh trong 24 giờ.

Khẩn cấp xử lý ca dương tính đầu tiên, cảnh báo toàn trại. Chủ động xét nghiệm tầm soát diện rộng hơn. Kiểm dịch thú y và an toàn sinh học nghiêm ngặt.

Các đại biểu nêu lên các khó khăn vướng mắc trong chăn nuôi lợn hiện nay. Ảnh: Minh Đảm.

Các đại biểu nêu lên các khó khăn vướng mắc trong chăn nuôi lợn hiện nay. Ảnh: Minh Đảm.

PGS.TS Đỗ Tiến Duy đã đưa ra quy trình với các bước điều trị bệnh. Đầu tiên cần loại đàn, đúng thời điểm và hạn chế vấy nhiễm ra ngoài môi trường. Sau đó, làm sạch khử trùng, đúng kỹ thuật trên tất cả đối tượng và khu vực của trại.

Thời gian trống, thời gian là chìa khóa thứ 2 chống lại sự sống và vấy nhiễm của mầm bệnh. Nuôi heo chỉ báo, thử nghiệm sinh học và xét nghiệm. Tái đàn, cần an toàn sinh học nghiêm ngặt. Nếu có nhiễm, bắt đầu lại từ đầu.

Còn theo TS Thái Quốc Hiếu, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang: Tình hình dịch bệnh ASF trong nước là 1.003 ổ dịch trên 51 tỉnh, thành phố. Tại Tiền Giang, dịch tả heo Châu Phi được ghi nhận 45 ổ dịch trên địa bàn 8 huyện.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác định, virus ASF chỉ bài thải và có khả năng gây bệnh sau 3 ngày kể từ khi heo có triệu chứng lâm sàng, thời gian 3 ngày này được gọi là “Giờ vàng”.

Do đó, TS. Thái Quốc Hiếu khuyến cáo người chăn nuôi trong giờ vàng cần phát hiện, khai báo bệnh sớm. Bên cạnh đó, chăn nuôi an toàn sinh học và yêu cầu có phần mềm hiện đại.

Đại biểu tham quan triển lãm các dòng sản phẩm và thuốc trị bệnh. Ảnh: Minh Đảm.

Đại biểu tham quan triển lãm các dòng sản phẩm và thuốc trị bệnh. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT chỉ đạo sử dụng vacxin ASF ở 2 bước: tiêm phòng giám sát trên lợn 8-10 tuần tuổi, vacxin thương mại trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Tiền Giang, Sở NN-PTNT giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tiêm phòng và giám sát.

Vào những tháng cuối của năm 2022, hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên thị trường tăng mạnh góp phần làm tăng cao rủi ro lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Các trại nuôi quy mô lớn cần quan tâm thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm túc công tác phòng dịch.

Hiện nay, việc triển khai phòng chống dịch với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều hạn chế làm rủi ro xuất hiện dịch bệnh và trở thành nguồn lây lan.

Hơn nữa, tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành. Hội thảo khoa học Góc Nhìn mới về Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã giúp nhà chăn nuôi giảm thiểu những rủi ro, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.

Nguồn: Minh Đảm
Báo Nông Nghiệp Việt Nam