Bạn đọc

Tin tức

Bệnh ghẻ bao lông trên chó

Bệnh ghẻ Demodex ở chó, còn gọi là ghẻ lường, ghẻ bao lông hoặc ghẻ máu, có tên khoa học là Demodex Canis. Ký sinh trùng này sẽ đào sâu và làm tổ ở dưới da gây đau đớn, ngứa ngáy và xuất hiện các vết thương nặng. Chúng chuyên đào khoét, nằm khuất sâu trong bao lông để hút các chất dinh dưỡng và dịch nhờn bao lông của vật chủ.

Căn nguyên

Bệnh gây ra bởi cái ghẻ Demodex canis, là ký sinh chủ yếu trên nang lông và dưới da các chú chó

­­­­­­­­­­­

Hình 1. Vòng đời phát triển của ghẻ bao lông (Sưu tầm).

Cái ghẻ là ký sinh trùng bình thường trên da chó. Các nghiên cứu PCR chứng minh rằng các quần thể nhỏ ghẻ xâm chiếm hầu hết các vùng da của những con chó khỏe mạnh. Cái ghẻ truyền sang chó con thông qua tiếp xúc vú của chó mẹ trong 2 – 3 ngày tuổi đầu. Trường hợp chó con được mổ lấy ra khỏi chó mẹ và lớn lên tách riêng với chó mẹ lại không bị bệnh ghẻ.

Hệ thống miễn dịch của vật chủ thường kiểm soát số lượng ghẻ.

Những con chó mắc bệnh ghẻ bao lông toàn thân có tình trạng suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào di truyền liên quan đến chức năng tế bào T bị ức chế (số lượng tế bào T thực tế thường bình thường). Do đó những con chó này không được sử dụng trong bất kỳ chương trình nhân giống nào.

Các yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh bao gồm phá vỡ hàng rào bảo vệ da, viêm da, nhiễm khuẩn thứ phát và phản ứng quá mẫn loại IV (quá mẫn muộn) không liên quan đến kháng thể mà do tế bào T làm trung gian, có thể giải thích tình trạng rụng lông, ngứa, ban đỏ và viêm da mụn mủ liên quan đến bệnh này. Một yếu tố quan trọng là tắm cho thú cưng bằng nước xà phòng có độ kiềm cao làm giảm sức đề kháng bệnh tật của lớp da ngoài, do đó gián tiếp làm cho thú cưng dễ nhiễm cái ghẻ cũng như một số bệnh gây viêm da khác.

Có ba loại cái ghẻ Demodex khác nhau về mặt hình thái ở chó:

  • Demodex canis: Đây là dạng Demodex phổ biến nhất. Sống trong nang lông. Con trưởng thành hình điếu xì gà có kích thước khoảng 170 – 225 µm và có 4 đôi chân;
  • D. cornei: Dạng Demodex thân ngắn, có thể sống trên bề mặt nhiều hơn (tầng sừng), tương tự như D. gatoi ở mèo;
  • D. injai: Dạng Demodex thân dài. Đây là dạng tương đối mới. Thông thường nó có thể được tìm thấy trong tuyến bã nhờn. Tất cả các giai đoạn sống của nó dài hơn nhiều so với D. canis. Chiều dài của con trưởng thành là 330 – 370 µm (khoảng gấp đôi chiều dài của D. canis).

Bệnh Demodicosis có thể xảy ra ở chó dưới 12 tháng tuổi, ở chó giống nhỏ lúc 18 tháng tuổi và ở giống chó lớn và khổng lồ hoặc nhỏ hơn do khả năng miễn dịch suy yếu hoặc mất kiểm soát liên quan đến bệnh nội ký sinh (giun, sán) lúc 2 tuổi.

Chó con cũng có thể nhiễm bệnh này do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoặc khả năng miễn dịch đặc biệt của cái ghẻ. Ở chó trên 18 tháng tuổi, bệnh có thể do ức chế miễn dịch do các thuốc như glucocorticoid, cyclosporine, oclacitinib, hóa trị liệu hoặc bệnh toàn thân như cường vỏ thượng thận, suy giáp, khối u, suy dinh dưỡng, ký sinh trùng. Vì vậy, những chó bệnh như vậy nên trải qua một cuộc kiểm tra thú y chi tiết cũng như kiểm tra chẩn đoán đầy đủ để xác định các bệnh tiềm ẩn.

Ghẻ Demodex có sức sống rất dai: rời khỏi vật chủ trong điều kiện thuận lợi, có đủ độ aamrchungs có thể sống được 5 – 7 ngày. Bởi vậy việc thường xuyên vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và khu vực sân chơi của thú cưng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh ngoại ký sinh trùng.

Triệu chứng

Bệnh ghẻ bao lông có thể xảy ra ở dạng cục bộ và dạng toàn thân. Dạng cục bộ được định nghĩa là bệnh trong đó có “6 tổn thương trở xuống có đường kính dưới 2,5 cm”. Đây là loại ghẻ với mức ảnh hưởng nhẹ nhất, bệnh chỉ xuất hiện ở một phần cơ thể, chủ yếu là mặt và không bị lan ra các vùng da khác trên cơ thể chó (2.A). Nếu như chó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì cún cưng sẽ mau chóng khỏe mạnh, hoặc với những chú chó có hệ miễn dịch tốt (90%) thì có thể tự khỏi sau 1 – 2 tháng.

Dạng toàn thân ở chó có thể được định nghĩa là chó bệnh có hơn 12 khu vực da bị ảnh hưởng trở lên. Đây là một tổn thương ảnh hưởng đến toàn bộ da của cơ thể (2.B). Khi mắc bệnh này, da sẽ bị nhiễm trùng thứ phát do các vi khuẩn gây nên khiến chú cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy và có mùi hôi. Những con chó bị ghẻ bao lông diện rộng thường thừa hưởng tính dễ mắc bệnh từ chó bố mẹ và rất khó để trị tận gốc được. Do đó, bệnh lý này cần được quan tâm và điều trị kịp thời.

A. Bệnh ghẻ bao lông cục bộ. B. Bệnh ghẻ bao lông toàn thân.

Hình 2. Chó bệnh ghẻ bao lông (Sưu tầm)

Bệnh ghẻ bao lông toàn thân ở chó:

Triệu chứng:

Chó bệnh có thể có các triệu chứng lâm sàng khác nhau:

– Viêm da mụn mủ và lở loét, thường thấy rõ ở các vùng da mỏng như ở vùng bụng, nách và háng. Trong trường hợp này dễ nhầm lẫn với bệnh ngoài da do vi khuẩn gây nên;

– Chó bệnh cảm thấy ngứa và gãi liên tục; Gãi là một hành động yêu thích và xảy ra rất thường xuyên của các chú cún. Nhưng nếu vật nuôi liên tục gãi và gãi nhiều hơn bình thường thì đó là dấu hiệu của bệnh ghẻ.

– Xuất hiện bộ lông “bị sâu bướm ăn” (rụng lông từng mảng tự phát), đặc biệt ở chó lông ngắn. Nó dễ bị nhầm lẫn với bệnh ngoài da do vi khuẩn, bệnh da liễu và các bất thường ở nang lông;

– Viêm da ban đỏ;

– Xuất hiện đốm hoặc mụn mủ có mùi hôi;

– Bong vảy, trường hợp này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da có vảy hoặc nhiễm trùng;

– Bệnh viêm da ký sinh phổ biến được cho là có liên quan đến rối loạn di truyền hoặc miễn dịch (Pododemodecosis), trong những trường hợp này việc chẩn đoán bệnh có thể đặc biệt khó khăn.

– Ở chó mắc bệnh ghẻ D.injai có thể biểu hiện khác nhau. Thường xuyên hơn, đây là viêm da tiết bã ở vùng lưng – thắt lưng.

Những con chó lớn hơn hai tuổi thuộc giống chó đào đất (Terrier) thường dễ mắc bệnh nhất.

Điều trị bằng glucocorticoid và suy giáp đã được báo cáo là nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông thứ phát do vi khuẩn và viêm da do nấm men Malassezia cũng có thể xuất hiện.

Chẩn đoán

Kiểm tra mẫu da và kiểm tra lông (trichogram) là những xét nghiệm truyền thống được thực hiện để chẩn đoán bệnh ghẻ bao lông. Kiểm tra lông được coi là ít nhạy cảm hơn so với kiểm tra da khi số lượng cái ghẻ thấp.

Có một phương pháp chẩn đoán đã biết bằng cách sử dụng băng: băng được dán vào vùng định kiểm tra và da được nén lại trước khi tháo băng. Nghiên cứu báo cáo rằng phương pháp này làm tăng đáng kể khả năng phát hiện cái ghẻ so với kiểm tra mẫu da sâu, cả về tổng số cái ghẻ cũng như số lượng ấu trùng và con trưởng thành được phát hiện. Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp về số lượng trứng hoặc nhộng.

Nói chung, sinh thiết da không được coi là xét nghiệm chẩn đoán phù hợp để loại trừ các vấn đề. Mẫu thu thập thường nhỏ và cái ghẻ có xu hướng co lại.

Bệnh Podomodecosis có thể cần phải lấy mẫu da sâu dưới tác dụng an thần hoặc sinh thiết.

Cái ghẻ Demodex, cũng như cái ghẻ Cheyletella, ghẻ và bọ chét có thể được phát hiện khi kiểm tra phân. Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ thành công cao hơn trong chẩn đoán cái ghẻ D. gatoi đã được báo cáo từ việc kiểm tra phân so với cạo da.

Trong trường hợp mắc bệnh ghẻ bao lông toàn thân ở chó con, cả chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và kiểm soát ký sinh trùng đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi; cần phải đánh giá sức khỏe tổng quát, bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ bệnh bẩm sinh.

Chẩn đoán phân biệt

Chó bị ghẻ và chó bị viêm da là hai bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh trên da khác nhau cho nên cách điều trị và phòng bệnh cũng khác nhau.

Bệnh ghẻ: Bệnh ghẻ là do cái ghẻ gây ngứa và viêm nhiễm trên da chó. Các triệu chứng thường gặp là viêm da, đỏ da, ngứa, rụng lông, nhiễm trùng trước hết ở các vùng da mỏng như trên tai, chân, bụng và vùng da mặt.

Viêm da thông thường: Có nhiều nguyên nhân gây viêm da ở chó, bao gồm dị ứng (như dị ứng thức ăn, dị ứng môi trừng, dị ứng ve), nhiễm trùng (do vi khuẩn, nấm), yếu tố di truyền hoặc các tác nhân vật lý khác như cắn nhau, vết thương. Triệu chứng của viêm da ở chó có thể bao gồm đỏ da, ngứa, mẩn đỏ, mụn nước, rụng lông và mùi mủ hôi. Vị trí và mức độ nghiêm trọng của viêm da có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Điều trị

Không cần điều trị bệnh ghẻ bao lông cục bộ vì chưa có chứng minh rằng bệnh ghẻ bao lông cục bộ sẽ lây ra toàn thân. Khi sức đề kháng vật chủ cao bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu tiến hành điều trị cũng cho kết quả tốt.

Hộ lý:

– Cách ly chó bệnh để điều trị. Hạn chế cho chó bệnh tiếp xúc với người và với những chó khỏe mạnh khác.

– Loại bỏ các vật rẻ mau hỏng ra khỏi chuồng và khu vực chó đi đạo, vì đấy có thể là nơi khu trú lý tưởng của cái ghẻ.

– Tăng cường chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho thú cưng, nhưng không được cho ăn đồ ngọt, giảm độ muối mặn.

MULTIBIOTIN (1 g/20 kg thể trọng/ngày) hoặc VINA-NUTRI PRO (1 – 2 g/10 kg thể trọng/ngày), cho ăn liên tục trên 7 ngày để kích thích mọc lông, chống rụng lông.

THUỐC MUỖI (VINAMOS), cứ 5 ml thuốc pha với 20 lít nước sạch phun ướt kỹ bề mặt nơi ve, bọ chét, mạt, cái ghẻ trú ẩn và qua lại. Phun 2 lần cách nhau 10 ngày.

– Không cho thú cưng ăn nước mắm hoặc nước tương, nếu không bệnh viêm da và rụng lông sẽ khó điều trị hơn.

Dùng thuốc:

VINA SHAMPOO PET 2: Làm ướt lông thú cưng bằng nước ấm. Xoa dầu gội lên đầu và tai, tạo bọt. Lặp lại quy trình trên cổ, ngực, lưng, bàn chân. Để dầu gội hấp thụ trong 5 – 10 phút sau đó tắm kỹ lại bằng nước sạch để diệt ghẻ, nấm và nhiễm trùng da. Tắm 2 – 3 lần/tuần hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ thú y để diệt ghẻ, nấm và nhiễm trùng da.

VINAMECTIN, tiêm dưới da 1 ml/6 – 8 kg thể trọng. Tiêm 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau một tuần để diệt cái ghẻ.

CẶP SẢN PHẨM CAO CẤP đặc trị bệnh chó mèo:

+ Chó dưới 10 kg thể trọng: Lấy 1 ml Linco-Gen + 1 ml Vinatosal tiêm bắp cho 5 kg thể trọng.

+ Chó trên 10 kg thể trọng: Lấy 1 ml Linco-Gen + 1 ml Vinatosal tiêm bắp cho 10 kg thể trọng. Ngày một lần, trong 3 – 5 ngày để điều trị viêm da bội nhiễm.

Phòng bệnh

VINA SHAMPOO PET 2, thời gian đầu sử dụng 2 – 3 lần/tuần trong 4 tuần. Sau đó sử dụng tuần một lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ thú y để phòng bệnh ghẻ, nấm và nhiễm trùng da.

VINA-SPRAY, Tùy thuộc độ dài của lông thú cưng, xịt 3 – 6 ml/kg thể trọng, tương ứng với 6 – 12 lần xịt/kg thể trọng để diệt ve, bọ chét.

THUỐC MUỖI (VINAMOS), định kỳ 6 – 8 tuần phun một lần để diệt ngoại ký sinh trùng và ruồi, muỗi, kiến, gián.

Vinavetco
0865.767.286