Bạn đọc

Tin tức

Bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Quyết định số 3522/QĐ-BNN-TY về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý.

Một chốt kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Một chốt kiểm dịch động vật của lực lượng liên ngành. Ảnh: MP.

Bãi bỏ các nội dung về kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT quyết định bãi bỏ các nội dung công bố liên quan đến thủ tục hành chính “Kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật;

Sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm” được quy định tại Quyết định số 4559/QĐ-BNN-TY ngày 3/11/2016 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT trong lĩnh vực thú y.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng quyết định bãi bỏ các nội dung công bố liên quan đến thủ tục hành chính “Đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu;

Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu” và “Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu;

Kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu” được quy định tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN-TY ngày 27/6/2019 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT, gồm:

Các nội dung tại Phần I (Danh mục thủ tục hành chính): Số thứ tự 32,33 Mục A (Thủ tục hành chính cấp Trung ương); các nội dung tại Phần II (Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính): Số thứ tự 32, 33 Mục A (Thủ tục hành chính cấp Trung ương).

Nhóm nội dung thứ ba được bãi bỏ là các nội dung công bố có số thứ tự 48 Phần A (Thủ tục hành chính cấp Trung ương) và số thứ tự 99 Phần B (Thủ tục hành chính cấp tỉnh) Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 3279/QĐ-BNN-VP ngày 22/7/2021 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí, lệ phí lĩnh vực Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y, Nông nghiệp, Thủy sản, Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng quyết định thực hiện quy định chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 9/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

20201030_102341

Bộ NN-PTNT bãi bỏ nhiều thủtục hành chính trong lĩnh vực thú y tạo điều kiện thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu

Về đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu: Trước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật, chủ hàng gửi Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi văn bản chính hoặc trực tiếp.

Trong thời hạn 5 này làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình kiểm dịch, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản hướng dẫn kiểm dịch gửi chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật qua cửa khẩu.

Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 Luật Thú y.

Cách thức thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.

Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu theo mẫu 19; còn đối với bột thịt xương sử dụng mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT. Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.

Trường hợp động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công, chế biến hàng xuất khẩu thì các cơ sở sản xuất gia công, chế biến hàng xuất khẩu phải có Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu

Về quy trình cấp Giấy chứng nhận, trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thười gian để tiến hành kiểm dịch.

Thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loại động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngay bắt đầu cách ly kiểm dịch.

Đối với lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra.

Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc động vật, vừa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp kiểm tra.

Thành phần hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật gồm có: Đơn khai báo kiểm dịch theo mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT; Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (miễn trong trường hợp nhập khẩu lô hàng sản phẩm động vật làm mẫu có trọng lượng dưới 50kg);

Trường hợp thành phần hồ sơ kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy, thủy sản nhập khẩu, gồm: Giấy đăng ký/khai báo kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu (Mẫu 20 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT);

Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (miễn trong trường hợp nhập khẩu lô hàng sản phẩm động vật làm mẫu có trọng lượng dưới 50kg);

Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói; hóa đơn mua bán; phiếu kết quả phân tích chất lượng của nướ xuất khẩu cấp cho lô hàng; nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi);

Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có); bản sao (có giấy xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) nếu có; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có) đối với kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản.

Nguồn: Minh Phúc – Nguyên Huân
Báo Nông Nghiệp Việt Nam