Giới thiệu

Thông tin

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HEO

 Heo là loài động vật khá nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm nên chúng ta cần phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của chúng.

Hình 1. Sơ đồ cấu tạo cơ quan nội tạng ở heo.

Nội dung

  1. Cách nhận biết heo bị bệnh.
  2. Một số bệnh nhiễm vi khuẩn heo.
  3. Một số bệnh nhiễm virus ở heo.
  4. Các bệnh khác ở heo.
  5. Phòng bệnh cho heo.

Bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm và có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn đàn heo. Nếu không dành thời gian chữa trị cho heo và tổ chức cách ly đàn heo bị bệnh thì thiệt hại nặng nề là điều khó tránh khỏi. Bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ hội tránh được những hậu quả tiêu cực do heo chết hoặc cưỡng bức giết mổ càng lớn.

Các bệnh không lây nhiễm thường xảy ra nhất do cho ăn không đúng cách và sai sót trong chăn nuôi. Cần nhớ rằng chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng, nước sạch, vệ sinh, sát trùng tiêu độc chuồng trại kịp thời là cách phòng bệnh tốt nhất.

Cách xác định heo bị bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân, heo bệnh có các triệu chứng khác nhau, nhưng có những dấu hiệu mà người ta có thể nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn ở con vật. Bà con nên cảnh giác nếu một hoặc nhiều con heo có các biểu hiện sau:

– Ít cử động, trở nên uể oải, lờ đờ;

– Chán ăn, ăn kém, hoặc giảm cân mặc dù ăn uống bình thường;

– Biểu hiện bồn chồn;

– Kỳ cọ da, xuất hiện các vùng viêm da;

– Di chuyển không bình thường, khập khiễng, có những tư thế không tự nhiên (ví dụ như chó đang ngồi).

– Xuất hiện ho, phù nề, tím da phần dưới cơ thể.

– Phân lỏng hoặc phân có màu sắc khác thường.

Ngoài ra, heo bệnh có thể sốt, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, khối u và sưng tấy. Một số bệnh được đặc trưng bởi dịch tiết ra từ mũi, mắt hoặc miệng. Lông có thể trở nên xỉn màu, xoăn hoặc dễ nhổ.

MỘT SỐ BỆNH NHIỄM VI KHUẨN Ở HEO

Những bệnh này do vi khuẩn, vi sinh vật gây hại sinh sôi bên trong các cơ quan nội tạng, trên màng nhầy hoặc da gây bệnh cho heo. Hầu hết các bệnh nhiễm vi khuẩn đều điều trị được bằng kháng sinh. Phòng ngừa bao gồm tiêm phòng và giảm thiểu rủi ro thông qua thức ăn bổ dưỡng và chăn nuôi an toàn sinh học, cách ly heo mới đến và duy trì vệ sinh, sát trùng tiêu độc.

Bệnh phân trắng heo con (Colibacillosis). Tác nhân gây bệnh chính là Escherichia Coli (E. Coli), là một nhóm trực khuẩn đường ruột luôn có trong đường tiêu hoá gia súc và ở môi trường tự nhiên. Khi điều kiện bất lợi cho heo  con, chúng tăng sinh và gây bệnh cấp tính. Tuy tỷ lệ chết không cao, song nếu không điều trị hợp lý những con sống sót còi cọc và trở thành vật mang mầm bệnh nguy hiểm. Triệu chứng lâm sàng chung của bệnh là heo bệnh sốt ở nhiều mức độ khác nhau, giảm hoặc bỏ bú, hay nằm, lười vận động, tiêu chảy phân loãng lẫn bọt khí, có màu trắng xám, thối, đôi khi lẫn máu. Sau khi tiêu chảy thân nhiệt heo bệnh giảm xuống, có khi dưới bình thường. Có con nôn ra sữa chưa tiêu hoá, mùi chua. Đây là bệnh dùng kháng sinh điều trị được (VINAENRO 5%, LINCOSEP, SPECTILIN, PNEUMOTIC, SIRO-PIGGY,…).

 

Bệnh đóng dấu ở heo (Erysipelas). Bệnh lây truyền qua các bề mặt hoặc từ động vật này sang động vật khác. Tác nhân gây bệnh là một loại trực khuẩn, rất dễ lây lan, thậm chí gây nguy hiểm cho con người. Vi khuẩn này rất ổn định và có thể tồn tại trong thịt của heo bệnh chết, ngay cả sau khi muối hoặc hun khói. Những ngày đầu bệnh không có triệu chứng, sau 2 – 4 ngày nhiễm bệnh xuất hiện sốt, trên da có đốm đỏ hoặc nâu tạo thành hình vuông, chử nhật,…(cho nên bà con gọi là bệnh đóng dấu), chân yếu, táo bón, tím tái. Các đốm sau đó chuyển thành các ổ hoại tử. Dạng cấp tính kèm theo nôn mửa và mất trương lực đường ruột, thường dẫn đến tử vong. Erysipelas có thể gây ra các biến chứng ở dạng hoại tử hoặc viêm khớp. Heo dưới một tuổi dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này dùng kháng sinh điều trị cho hiệu quả cao (PENICILLIN, AMPI-KANA, VINAENRO 5%, AMOX LA 15%, GENTAMOX,…).

Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis). Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida (typ A và D) và P. haemolitica gây ra. Mầm bệnh có thể lây từ ngoài vào gây dịch xảy ra từ từ nhưng nhiều con bị hoặc có sẵn trong trại gây các ca bệnh lác đác, một vài ca đột tử. Triệu chứng điển hình trong thể cấp tính heo bệnh sốt cao, ho, mũi chảy dịch nhầy lẫn mủ, niêm mạc mắt đỏ, gương mũi khô. Bỏ ăn, lười vận động, bụng trướng. Thở thể bụng. Trong thể mãn tính heo bệnh ho khan, viêm phổi không rõ ràng kéo dài trong vài tháng, một số đi khập khiễng. Bệnh này dùng kháng sinh điều trị hiệu quả (FLODOXIN, TYLOFLOVIT, LEPTOCIN, VINAENRO 5%, VINACEF, NORCOLI TW1,…).

Bệnh lỵ (Dysentery). Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn kỵ khí Brachyspira hyodysenteriae. Việc mang vi khuẩn thường xảy ra ở heo  trưởng thành và heo  con bị bệnh nặng. Biểu hiện bằng sốt cao và khó tiêu: táo bón xen kẽ với tiêu chảy, trong phân xuất hiện chất nhầy và cục máu đông. Nôn mửa và bỏ ăn là có thể. Heo chết do mất nước có thể xảy ra trong vòng vài ngày nên cần được điều trị khẩn cấp. Nếu bệnh tiến triển, con vật phải bị giết thịt. Bệnh lỵ dùng kháng sinh điều trị cho hiệu quả cao (TIAMULIN 10%, SPECTILIN, LINCOSEP, PNEUMOTIC,…).

Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis). Bệnh xảy ra ở heo con 1 – 4 tháng tuổi. Trong thể cấp tính heo bệnh sốt cao, tiêu chảy phân lẫn chất nhầy và máu, tím tái da tai và suy nhược. Trong thể bán cấp tính và mãn tính, heo bệnh ho, đôi khi xuất hiện viêm phổi và ảnh hưởng đến khớp. Heo bệnh sụt cân, tím vùng da mỏng (vùng bụng, tứ chi, tai,…) và cũng có thể chảy dịch từ mõm. Bệnh cũng có thể lây sang người. Đây là bệnh điều trị được nhưng kén kháng sinh (VINAENRO 5%, VINACEF, TYLOFLOVIT, GENTATYLODEX,…).

Bệnh viêm phổi truyền nhiễm (Enzootic pneumonia). Bệnh này còn có tên là viêm phổi địa phương hoặc bệnh suyễn. Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae và M.hyorhinis tấn công và phá hủy hệ lông nhung, màng nhầy niêm mạc, làm tê liệt sự đào thải chất bẩn hô hấp, giảm đề kháng của cơ thể. Từ đó, mở cửa cho các vi khuẩn cơ hội như Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Actinobacillus pleuropneumoniae, Corynebacterium pyogenes, E.coli, Salmonella cholera suis… bội nhiễm làm cho bệnh càng nặng lên. Triệu chứng điển hình của heo bệnh là ho, đặc biệt ho vào ban đêm, ho khi vận động nhiều, khi trời lạnh. Heo bệnh giảm hoặc bỏ ăn, chậm lớn, có thể tiêu chảy, sưng khớp. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp. Bệnh dùng kháng sinh điều trị khỏi nhưng cần thời gian dài (TULACIN 100, VINACEF, TYLOFLOVIT, VINATIMOL, VINA-TILMO ORAL, TILMICOSIN 20%, TILMICOSIN 200, FLODOXIN, TIAMULIN 10%, TYLOSIN, GENTATYLODEX, PNEUMOTIC,…).

TIAMULIN 10%

Bệnh viêm phổi dính sườn (APP). Đây là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra. Bệnh do nhiều serotyp gây ra nên việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn, nhất là khi ghép với Mycoplasma, Haemophilus parasuis,… Heo mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng bị nhiều nhất là heo 3 – 5 tháng tuổi. Về sau, bệnh xảy ra chủ yếu ở đàn heo sau cai sữa, heo mới nhập từ vùng an toàn về. Triệu chứng chính là heo ho, khó thở, thở thể bụng, ngồi để thở, sốt cao, giảm hoặc bỏ ăn. Heo vỗ béo chết đột ngột, mũi chảy dịch lẫn bọt và máu, trong khi thể trạng vẫn khoẻ mạnh là triệu chứng thường gặp đầu tiên của bệnh này. Heo ốm và chết nhanh thường xảy ra ở cơ sở chăn nuôi ít sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng. Đây là bệnh dùng kháng sinh điều trị được nhưng can thiệp càng sớm càng có hiệu quả (Cho cả đàn ăn kháng sinh VINA-TILMO 25% hoặc TYLOSIN 98%, kết hợp tiêm TYLOFLOVIT, CEFKETO hoặc TULACIN 100 và thuốc giảm đau hạ sốt VINA-PARAFIN C, VINA-HETSOT hoặc GLUCO K.C AMIN.

Bệnh viêm đa xoang (Glasser’s). Bệnh do vi khuẩn Haemophilus parasuis gây ra, còn gọi là bệnh viêm đa xoang (xoang ngực, xoang bụng, các xoang khớp…), viêm đa thanh mạc, phù tim. Đặc trưng viêm thanh mạc – fibrin màng bao tim, màng phổi, phúc mạc, các khớp và viêm não – màng não sinh mủ. Bệnh xảy ra ở đàn heo sau cai sữa (30 – 65 ngày tuổi). Heo phát bệnh vào khoảng 8 – 15 ngày sau cai sữa, tuy nhiên trong trang trại lớn bệnh có thể xảy ra ở heo con theo mẹ (vào khoảng 25 ngày tuổi). Triệu chứng chính của bệnh là heo sốt cao (40,5 – 41,50C), ủ rũ, đi lại khó khăn, bỏ ăn, lông sống lưng xù, đau thành ngực và thành bụng, bởi vậy heo hay đứng với tư thế khép hai chân sau vào dưới bụng. Đây là một triệu chứng lâm sàng đặc trưng để chẩn đoán bệnh nhiễm Haemophilus parasuis. Ho, hắt hơi, khó thở nên heo ngồi tư thế “chó ngồi”, nhiều khi heo bệnh nôn. Heo chết sau khi xuất hiện triệu chứng trong khoảng 24 – 36 giờ. Đây là bệnh điều trị được bằng cách áp dụng phác đồ như điều trị bệnh APP, kết hợp tiêm thêm DEXA INJ. để chống viêm.

Bệnh nghệ (Leptospirosis). Bệnh thường gặp ở heo thuộc mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt nguy hiểm với heo con. Các triệu chứng xuất hiện từ 2 – 20 ngày sau khi tiếp xúc với heo bệnh. Heo bệnh sốt, vàng da, tiêu chảy và viêm kết mạc. Con vật trở nên yếu đuối, thờ ơ, bỏ ăn bột nhưng ăn nhiều rau xanh, phân táo có màu đen. Trong các trường hợp bán cấp và mãn tính, tổn thương mô hoại tử và sẩy thai thường xuyên ở nái bầu cũng có thể xảy ra. Bệnh lây nhiễm cho con người. Đây là bệnh điều trị được (LEPTOCIN, FLODOXIN,…).

Bệnh phù đầu heo con (E.D). Bệnh do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Khác với E.coli gây bệnh phân trắng các chủng này có nhân tố bám dính F18 sinh độc tố enterotoxin. Bệnh xảy ra đột ngột chủ yếu ở heo con sau cai sữa với triệu chứng con to béo bị trước, phù thũng mắt, đầu, mất tiếng. Liệt 2 chân sau hoặc đi xoay vòng theo chiều kim đồng hồ. Heo bệnh ít sốt, trước khi chết thân nhiệt còn hạ xuống dưới mức bình thường. Trong đàn con bị con không. Bệnh xảy ra với dạng cục bộ, không lây từ đàn này sang đàn khác. Bệnh này dùng kháng sinh điều trị được nhưng có hiệu quả khi bệnh mới bắt đầu (COLI KN, NORCOLI TW1, COLI D, VINAENRO 5%,…).

Bệnh viêm ruột hoại tử ở heo con (Necrotic enteritis in piglets). Vi khuẩn Clostridium perfringens typ C là cư dân bình thường của ruột heo, nhưng trong một số điều kiện chúng có thể gây bệnh. Thông thường, bệnh được quan sát thấy ở heo con trong những ngày đầu đời với triệu chứng phân có độ đặc bất thường, ruột chứa nhiều hơi và tiêu chảy. Sau một vài giờ, con vật mất cảm giác thèm ăn và sau vài ngày tiếp theo heo bệnh sốt. Để ngăn ngừa bệnh Clostridiosis, heo con sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc biệt và nái bầu được tiêm phòng. Đây là bệnh dùng kháng sinh điều trị được (VINA-BMD 100, AMOX 50, PENICILLIN G POTASSIUM, AMOX LA 15%, GENTAMOX,…).

Nhiễm độc ruột (Enterotoxemia). Bệnh này phát triển ở heo con cai sữa do dinh dưỡng kém và thức ăn bị ô nhiễm. Một trong những chủng E.Coli xâm nhập vào cơ thể heo gây sốt cao, tê liệt và phù. Không có thuốc điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh là 100%. Vì vậy, khi cai sữa cho heo con cần chú ý phòng bệnh, đảm bảo thức ăn cân đối về dinh dưỡng và không có nấm mốc.

MỘT SỐ BỆNH NHIỄM VIRUS Ở HEO

Virus, không giống như vi khuẩn, không nhạy cảm với kháng sinh. Đây là những tác nhân lây nhiễm tự xâm nhập vào bên trong các tế bào của cơ thể và buộc chúng phải tái tạo các bản sao của chính chúng. Nhiễm virus rất dễ lây lan và không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho hầu hết chúng, chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Huyết thanh đã được phát triển cho một số bệnh. Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin theo lịch tùy thuộc vào dịch tễ của từng trại.

Bệnh dịch tả cổ điển (Classical Swine Fever). Đây là căn bệnh nguy hiểm trong ngành chăn nuôi heo và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Heo thuộc mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh này. 4 – 7 ngày sau khi nhiễm bệnh, con vật bị sốt, sau đó xuất hiện xuất huyết khắp cơ thể, đặc biệt là da ở gốc tai, gốc đuôi, tứ chi và bụng. Heo bệnh có thể giảm hoặc bỏ ăn, lờ đờ, phân táo và nôn mửa, thích nằm ở gốc chuồng. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, tất cả heo trong trang trại sẽ bị giết thịt và sẽ đóng cửa để kiểm dịch. Việc này tiếp tục kéo dài thêm 40 ngày sau ca heo chết cuối cùng. Tiêm phòng và đảm bảo an toàn sinh học là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Dịch tả heo Châu Phi (ASF). Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với heo mà không ai muốn nhắc đến. Biểu hiện bằng các tổn thương nhiễm trùng nặng: sốt cao, da đỏ hoặc xanh, chảy máu mồm và co giật, tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này là gần như 100%; những cá thể sống sót vẫn là nguồn mang mầm bệnh mãi mãi. Vì vậy, trong đợt bùng phát dịch tả heo Châu Phi, tất cả heo có nguồn lây nhiễm đều bị chôn sống cùng vôi bột và thuốc sát trùng tiêu độc. Trong phạm vi 25 km, việc giết mổ cưỡng bức toàn bộ đàn heo được thực hiện. Hiện nước ta đã sản xuất được vacxin phòng bệnh ASF, nên ngoài việc tiêm phòng cần đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Bệnh Tai xanh (PRRS). Bệnh tai xanh ở heo hay còn được biết đến với tên gọi khác hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus thuộc giống Arterivirus gây ra. Bệnh lây lan nhanh và gây chết hàng loạt nếu không có biện pháp khống chế kịp thời. Triệu chứng chính là heo mọi lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh biểu hiện sốt cao, khó thở, màu da chuyển từ đỏ hồng sang tím xanh nhạt, bỏ ăn, tiêu chảy. Nái bầu sẩy thai, đẻ con chết yểu, mất sữa, viêm vú, viêm tử cung,…Mặc dầu bệnh do virus gây ra nhưng có thể khống chế bệnh bằng cách điều trị theo triệu chứng (VINACEF, TYLOFLOVIT, FLODOXIN, VINAFLOCOL 50, VINA FLO ORAL 20%, GLUCO K.C AMIN, ANALGIN C,…).

Bệnh giả dại (Morbus Aujeszky). Đây là bệnh truyền nhiễm do virus giả dại (AD virus hoặc PR virus) gây ra thể quá cấp ở heo sơ sinh với tỷ lệ chết cao, đôi khi không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt hoặc với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương; Heo cai sữa dưới 3 tháng tuổi có các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh; Còn ở heo lớn hơn – giống dạng bệnh cúm kèm viêm phổi. Heo con bệnh có các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng thuộc một trong hai loại:

Động kinh. Heo bệnh bắt đầu lên cơn co giật, lúc đầu con vật có tư thế ngồi đặc trưng và cong lưng. Sau đó các cơn co giật bắt đầu. Heo bệnh sợ ánh sáng và có thể bị tê liệt.

Giống như bị choáng. Heo ốm đứng bất động hàng giờ, hai chân dang rộng, chảy nhiều nước dãi và cổ vẹo. Dáng đi trở nên không ổn định, mạch nhanh lên tới 150 nhịp mỗi phút.

Ở heo con, bệnh Aujeszky thường dẫn đến tê liệt và tử vong. Khi nái bầu bị nhiễm bệnh, heo con sinh ra sẽ không thể sống sót và chết trong vòng 24 giờ. Đây là bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị. Điều trị theo triệu chứng (GENTATYLODEX, GENTAMOX, LINCO-GEN, LINCOSEP, SPECTILIN), thuốc hạ sốt (VINA-PARAFEN C, ANALGIN C, GLUCO K.C AMIN, GLUCOK.C thảo dược,…) và thuốc trợ lực (VINATOSAL, B.COMPLEX INJ, CAFEIN,…).

 

Viêm dạ dày ruột do virus (Porcine Coronaviral Enteritis). Bệnh này do một loại virus Corona gây ra, loại virus rất nhạy cảm với heo. Nó biểu hiện dưới dạng tiêu chảy nặng, mất nước, tăng khát nước, thỉnh thoảng nhiệt độ có thể tăng nhẹ. Bệnh nguy hiểm chủ yếu ở heo con, heo con có thể chết sau 3 – 6 ngày phát bệnh. Ở heo lớn, tỷ lệ tử vong lên tới 20%. Virus Corona ở heo  không gây nguy hiểm cho con người.

CÁC BỆNH KHÁC CỦA HEO

Các bệnh ký sinh trùng ở heo bao gồm:

Bệnh giun sán. Do giun tròn, sán lá ruột (Fasciolopsis buski). Đối với một số loài sán dây, heo  là vật chủ trung gian và thịt của những cá thể bị nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho con người như giun bao (Trichinosis), bệnh gạo heo (Porcin Cysticercosis),…

Động vật nguyên sinh. Chúng được gây ra bởi động vật nguyên sinh như bệnh cầu trùng heo (Eimeria),… Heo bệnh tiêu chảy, giảm bú dẫn đến chậm lớn. Cho uống VINA-COX 5% cho hiệu quả cao.

Ngoại ký sinh trùng. Bệnh do ghẻ, rận, ve gây ra ảnh hưởng đến da. Bệnh được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng (VINAMECTIN).

Côn trùng. Do côn trùng gây ra như ruồi trâu, rận, v.v. Diệt ruồi bằng cách phun VINAMOS.

Bệnh do vi phạm chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Đây là những bệnh không lây nhiễm phát sinh do suy dinh dưỡng, lựa chọn chế độ ăn uống không đúng cách, thức ăn bị ô nhiễm hoặc kém chất lượng, vi phạm điều kiện sống (gió lùa trong chuồng heo, quá lạnh),… Ví dụ về các bệnh như vậy bao gồm:

– Ngộ độc thực phẩm;

– Táo bón hoặc tiêu chảy;

– Chứng khó tiêu, chướng bụng do tích tụ khí trong ruột, viêm miệng, viêm dạ dày ruột;

– Thiếu vitamin, bệnh cơ trắng ở heo con, thiếu máu dinh dưỡng;

– Các bệnh về đường hô hấp và phổi,…

Cách duy nhất để điều trị những căn bệnh như vậy là khắc phục những nguyên nhân gây ra bệnh.

PHÒNG BỆNH Ở HEO

– Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho heo, nên tiến hành tiêm phòng kịp thời cho vật nuôi. Không có vacxin cho một số bệnh nhiễm trùng, vì vậy những động vật mới mua phải được cách ly cách ly khỏi những con khác. Nếu heo hoặc nhóm heo có dấu hiệu mắc bệnh phải cách ly để tránh lây nhiễm cho các động vật khác. Trong một số trường hợp, liệu pháp kháng sinh dự phòng có thể được sử dụng, ví dụ như khi cai sữa cho heo con từ heo nái. Đối với các bệnh không lây nhiễm, biện pháp phòng ngừa là lựa chọn chế độ ăn uống và điều kiện sống hợp lý, cho ăn đầy đủ, tuân thủ các yêu cầu vệ sinh khi bảo quản và cung cấp thức ăn, nước uống, bổ sung vitamin trong khẩu phần ăn.

– Định kỳ tuần 1 – 2 lần phun sát trùng tiêu độc bằng một trong các loại thuốc sau:

+ FORMACIN. Pha 350 ml thuốc trong 100 lít nước sạch.

+ VINADIN. Pha 20 – 25 ml/ 10 lít nước. Phun đều lên các bề mặt của chuồng trại và dụng cụ. Sau 5 – 7 ngày phun nhắc lại.

+ B.K.VET. Pha 33 – 40 ml thuốc trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít phun 2 – 3 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch.

+ VINA SAFE PLUS. Pha 1 lít thuốc trong 100 lít nước, phun ướt đều lên các bề mặt như tường, sàn nhà, trang thiết bị.

+ Kết hợp rắc vôi bột ở đường đi và xung quanh trại.

Biên soạn: TS TY: Trần Văn Bình

Vinavetco
0865.767.286