Giới thiệu

Thông tin

BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ GÀ (Necrotic enteritis in chicken)

Căn nguyên

Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram dương) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Các loại kháng sinh như Penicillin hoặc Streptomycin không giết được vi khuẩn.

Triệu chứng

Bệnh xảy ra thể cấp tính với tỷ lệ mắc bệnh và chết cao. Bệnh có tính dịch địa phương, thường xảy ra ở đàn gà thịt 4 – 8 tuần tuổi.

Bệnh có thể ghép cầu trùng hoặc xảy ra sau khi thay đổi thức ăn. Nuôi chật hoặc san chuyển đàn tạo điều kiện cho bệnh xảy ra nhanh hơn.

Gà hay nằm sấp gục đầu, xã cánh, không tự đứng và đi lại được (1a). Gà bệnh giảm ăn, chậm chạp, bài tiết phân khô có màu đen, đôi khi lẫn máu và nhầy gần giống triệu chứng bệnh cầu trùng (1b). Tỷ lệ chết 5 – 25%.

Trong thể mãn tính triệu chứng lâm sàng không điển hình. Gà chậm lớn, giảm cân trong khi vẫn ăn uống bình thường và chết do gầy.

Hình 1. Gà bệnh viêm ruột hoại tử (Sưu tầm).

1a. Gà bệnh nằm sấp không tự đứng dậy được. 1b. Phân lẫn máu

Bệnh tích

Xuất huyết tràn lan các mô lỏng lẻo dưới da, ruột, một phần ba cuối hồi tràng có nhiều ổ loét xuất huyết phủ nhầy với kích thước khác nhau. Diều đầy nước. Ruột non phồng lên, có màu hơi đỏ (2a). Thành ruột dày lên và sung huyết, đầy dịch nhầy, phủ màng giả màu nâu vàng, có sự tróc vẩy.

Niêm mạc ruột viêm loét nhiều mức độ khác nhau, có thể vỡ gây viêm dính phúc mạc (2b). Gan sưng, sung huyết, xuất huyết điểm, có các tổn thương màu xám bạc, vàng nhạt (2c). Túi mật giãn, thành túi mật có nhiều ổ hoại tử tràn lan.

Khi bị cấp tính, ruột chứa đầy dịch xuất huyết và nhiều mảnh vỡ của tế bào biểu mô. Những tổn thương này giống với tổn thương khi bị cầu trùng Eimeria brunetti mãn tính hoặc E.maxima (ruột non sưng to, chứa đầy máu).

Hình 2. Bệnh tích gà bệnh viêm ruột hoại tử (Sưu tầm).

2a. Ruột non sưng phồng có màu hơi đỏ do xuất huyết hoặc xung huyết. 2b. Niêm mạc ruột non xung huyết và xuất huyết 2c. Gan có nhiều ổ hoại tử màu vàng rải rác (Dr. G. Sentíes-Cué).

Chẩn đoán

Có nhiều ổ hoại tử đặc trưng mà không thấy trong các bệnh khác.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với bệnh thương hàn, cầu trùng ruột non của gà.

Trong bệnh thương hàn gà mọi lứa tuổi đều bị tiêu chảy lẫn bọt khí, gà đẻ viêm buồng trứng, trứng không có vỏ vôi, trứng méo mó, sần sùi hoặc buồng trứng dị dạng như chùm quả lắc.

Khi bị cầu trùng ruột non (E.necatrix), gà cũng sưng ruột và bệnh hay xảy ra ở gà mái đẻ, gà lớn. Gà bệnh vẫn đi lại được. Bệnh viêm ruột hoại tử chủ yếu xảy ra ở gà giò, gà bệnh lười đi lại, hay nằm sấp, không thể tự đứng dậy được.

Điều trị

Kết hợp cho ăn/uống 5 ngày các loại thuốc sau:

AMOX 50 hoặc AMOXCOL 50, 1 g/25 kg thể trọng/ngày, tương ứng với 1 g/5 lít nước uống hoặc 2 g/5 kg thức ăn để diệt vi khuẩn.

VINA-BMD 10, 100 g/250 kg thức ăn để diệt vi khuẩn.

GLUCO K.C Thảo dược (1 g/10 kg thể trọng/ngày hoặc 1 g/2 lít nước uống) hoặc VITAMIN K 1% (1 ml/10 – 15 kg thể trọng/ngày hoặc 1 – 2 ml/lít nước uống) để cầm máu.

Chú ý:

– Nếu ghép cầu trùng cần dung thêm thuốc trị cầu trùng: Vinacoc.ACB, Vina-Diclazil 2,5%, Anticoccid,…

– Những cá thể bệnh nặng kết hợp tiêm thêm 1 – 2 mũi kháng sinh như sau: Lấy 1 ml kháng sinh Vinaenro 5% trộn với 2 ml vitamin K 1% và 2 ml dung dịch sinh lý rồi tiêm 0,5 ml thuốc đã pha loãng cho 1 kg gà bệnh, 1 lần/ngày.

Phòng bệnh

Đảm bảo vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Một tuần trước thời kỳ dịch bệnh dễ xảy ra cho ăn/uống 4 – 5 ngày một trong các loại thuốc AMOX 50, AMOXCOL 50 hoặc VINA-BMD 10 sẽ cho hiệu quả phòng bệnh cao.

Vinavetco
0865.767.286