Giới thiệu

Thông tin

Bệnh Lepto ở bò và hươu

Leptospirosis in cattle and deer

 

Leptospirosis là bệnh lây nhiễm ở động vật do vi khuẩn Leptospira interrogans gây nhiễm độc, tổn thương nội tạng và tử vong. Leptospires có thể duy trì hoạt động lâu dài ở môi trường bên ngoài và tích tụ trong nước đọng hoặc đất ẩm ướt. Loài gặm nhấm và động vật bị nhiễm bệnh thường là vật mang mầm bệnh (Hình 1). Nhiễm trùng dẫn đến hậu quả nặng nề cho các trang trại. Bê bị bệnh leptospirosis nghiêm trọng nhất.

Hình 1. Đường lây nhiễm của bệnh leptospirosis (Sưu tầm).

Leptospirosis ở bò là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người chăn nuôi và công nhân trang trại (Hình 2).

 

Hình 2. Đường lây nhiễm bệnh leptospirosis đối với người (Sưu tầm).

Nguyên nhân gây bệnh leptospirosis ở bò, hươu

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh là không tuân thủ các quy định về chăn thả gia súc và vệ sinh khu chuồng trại. Nguồn và ổ chứa tác nhân lây nhiễm là những bệnh súc có triệu chứng lâm sàng và thể ẩn, cũng như những động vật ốm đã hồi phục nhưng mang trùng Leptospira. Leptospira được bài tiết ra khỏi cơ thể của động vật bị bệnh lâm sàng và động vật mang trùng qua nước tiểu, phân, sữa, tinh dịch, không khí thở ra, dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục, cũng như từ bào thai bị sẩy.

Động vật khỏe mạnh bị nhiễm Leptospira qua nước, thức ăn, chất độn chuồng, đất, đồng cỏ và các vật thể môi trường bị nhiễm mầm bệnh khác. Con đường lây truyền chính của tác nhân lây nhiễm là nước, tiếp xúc và thức ăn ít quan trọng hơn. Ở gia súc, khả năng lây nhiễm qua quan giao phối cũng như lây truyền mầm bệnh qua nhau thai đã được chứng minh.

Leptospires xâm nhập vào bất kỳ vết thương nào trên da hoặc màng nhầy, nhanh chóng xâm nhập vào máu và lan rộng khắp cơ thể. Sự phá hủy hồng cầu xảy ra trong máu, biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng trong vòng 2 – 5 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Triệu chứng

Các triệu chứng chính ở gia súc non là:

Bệnh súc suy nhược, đi loạng choạng, sốt cao (410C), thiếu máu, giảm ăn. Đau khi đi tiểu, nước tiểu lẫn máu, thẩm màu, phân lỏng. Mạch đập nhanh, nhịp tim tăng, khó thở, thở ngắt quảng. Có nhiều vết bầm tím trên niêm mạc và vàng da (3.A), viêm kết mạc. Vào ngày thứ 3 sau khi nhiễm bệnh xuất hiện vàng niêm mạc.

Ở dạng cấp tính, tỷ lệ tử vong của vật nuôi bắt đầu vào ngày thứ hai sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Sự phát triển của bệnh còn được biểu thị bằng sự tăng mạnh nhiệt độ cơ thể so với tình trạng hạ thân nhiệt trước đó.

Bò bệnh lờ đờ, nhịp tim nhanh, không nhai lại, xù lông và tiêu chảy. Thân nhiệt có thể tăng lên 41,50C. Bệnh súc cong lưng khi đi tiểu và không chịu ăn. Tỷ lệ tử vong do dạng bệnh này vượt quá 70%. Sưng tấy hạn chế xuất hiện trên da của cơ thể (lưng, háng, diềm), dẫn đến bong tróc lớp biểu bì hoặc hoại tử hoàn toàn của da và sau đó là sự đào thải (3.B).

A. Niêm mạc mắt vàng. B. Sưng tấy hạn chế trên da.

Hình 3. Bò bệnh leptospirosis (Sưu tầm).

Dạng mãn tính đi kèm với giảm sản lượng sữa, trong một tuần trở lên sữa chúng đặc hơn và có màu vàng, mất mùi vị và xuất hiện viêm vú. Tiên lượng cho dạng bệnh này thường thuận lợi. Gia súc trưởng thành thường mắc bệnh ở dạng cấp tính mà không có triệu chứng rõ ràng và gia súc già thường không chết vì bệnh lepto. Bò mang thai có thể sẩy thai ở tuần thứ 3 – 5 hoặc đôi khi vào nửa sau của thai kỳ (Hình 3).

Hình 4. Ảnh hường của leptospirosis đối với bò mang thai (Sưu tầm).

Bệnh tích

Vàng đản, hoại tử da; viêm thận, tạng xuất huyết yếu; hemoglobin – niệu; lá lách không thay đổi; gan và cơ tim loạn dưỡng hạt.

Chẩn đoán

Dựa vào kết quả điều tra dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, mổ khám bệnh tích và nghiên cứu trong phòng xét nghiệm.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh ở gia súc phải được phân biệt với bệnh brucellosis, piroplasmosis, campylobacteriosis, chlamydia và listeriosis.

Điều trị

Hộ lý:

– Cách ly bệnh súc.

– Sát trùng tiêu độc bằng một trong các loại thuốc sau:

+ FORMACIN. Pha 350 ml thuốc trong 100 lít nước sạch, 1 – 3 ngày phun một lần.

+ VINADIN. Pha 20 – 25 ml/ 10 lít nước. Phun đều lên các bề mặt của chuồng trại và dụng cụ. Sau 5 – 7 ngày phun nhắc lại.

+ B.K.VET. Pha 33 – 40 ml thuốc trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít phun 2 – 3 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch. Ngày phun 1 – 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.

+ VINA SAFE PLUS. Pha 1 lít thuốc trong 100 lít nước, phun ướt đều lên các bề mặt như tường, sàn nhà, trang thiết bị.

+ Kết hợp rắc vôi bột ở đường đi và xung quanh trại.

– Khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên cần tiến hành khám cả đàn gia súc.

– Tiến hành diệt chuột trong chuồng và xung quanh khu vực chăn nuôi.

– Không được để chó chạy rong trong chuồng và khu vực chăn nuôi.

– Không xuất nhập gia súc trong thời gian cách ly.

Dùng thuốc:

– Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau: LEPTOCIN, AMOX L.A 15%  (1 ml/10 kg thể trọng), TYLOFLOVIT hoặc FLODOXIN (1 ml/15 kg thể trọng), ngày một lần trong 5 ngày để diệt mầm bệnh.

GLUCO K.C AMIN, tiêm bắp 1 ml/20 kg thể trọng, có thể tiêm nhắc lại sau 48 giờ; ANALGIN C (10 ml/100 kg thể trọng) hoặc VINA-PARA K.C AMIN (20 ml/con), ngày một lần trong 3 – 5 ngày để giảm đau hạ sốt.

– và cho ăn/uống ENZYMBIOSUB (1 g/15 – 20 kg thể trọng) hoặc ĐIỆN GIẢI B.COMPLEX (), ngày một lần trong 3 – 5 ngày để ổn định tiêu hóa.

Phòng bệnh

Thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh leptospirosis ở gia súc:

– Tiêm vacxin đa giá cho đàn gia súc.

– Tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi gia súc.

– Diệt trừ chuột trong chuồng và khu vực chăn nuôi.

– Không nuôi nhốt chó trong chuồng và không thả chó chạy rong trong khu vực chăn nuôi.

– Không sử dụng các hồ chứa chưa được kiểm định để tưới nước.

– Thường xuyên vệ sinh và khử trùng chuồng trại bằng một trong các loại thuốc tiêu độc sát trùng kể trên.

– Định kỳ tiến hành chẩn đoán và kiểm tra sức khỏe đàn vật nuôi.

– Áp dụng các biện pháp kiểm dịch khi nhập khẩu động vật mới hoặc phát hiện trong đàn có ca bị bệnh.

– Nuôi cách ly gia súc mới nhập trong vòng một tháng.

Leptospirosis là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây thiệt hại về kinh tế cũng như lây nhiễm cho con người. Khi việc kiểm dịch được thực hiện, việc di chuyển vật nuôi trong trang trại cũng như xuất ra ngoài đều bị cấm. Điều quan trọng là phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của bệnh.

 

Vinavetco
0865.767.286