Giới thiệu

Thông tin

Bệnh gây tiêu chảy Lợn

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH GÂY TIÊU CHẢY Ở LỢN
Bài 1: Bệnh gây ra do Vi khuẩn
Bài 2: Bệnh gây ra do Virus
Bài 3: Bệnh do nguyên sinh động vật
Bài 4- Bệnh do ký sinh trùng

Bài 1: Bệnh gây ra do Vi khuẩn
I- Bệnh phân trắng lợn con:
1- Tác nhân gây bệnh: Do E.coli chủng O gây bệnh phân trắng lợn con.
2- Triệu chứng:
Lợn con theo mẹ tiêu chảy phân màu trắng, vàng lẫn bọt khí, Giảm bú ngày càng nặng dẫn đến mất nước và điện giải nên bệnh súc gầy, yếu, đi lại khó khăn, lông xù, da khô, thân nhiệt tăng hoặc bình thường. Nếu không điều trị kịp thời chuyển qua mãn tính dẫn đến lợn còi cọc và chết.
3- Điều trị: liên tục từ 3-5 ngày
– Kháng sinh: Dùng 1 trong các loại sau đây để tiêm: Spectilin, Lincosep, PTLC, Pneumotic, Spectam, Fatra, Flordoxin.
– Cho uống: Colivinavet, Florfenicol 4%, Tiêu chảy heo, Antidiare, Vina Colidox
– Thuốc bổ: Điện giải Bcomplex hoặc Vinatosal, Gluco-C kết hợp men Enzym Phyte.

II- Bệnh sưng phù đầu:
1- Tác nhân gây bệnh: Do E. coli chủng K có nhân tố bám F107 và tạo độc tố gây bệnh phù đầu lợn con
2- Triệu chứng:
Thường xảy ra thể cấp tính gây chết đột ngột ở Lợn tập ăn, lợn cai sữa và sau cai sữa.. Có thể tiêu chảy hoặc không. Con to béo bị trước, có thể một vài con hoặc cả đàn bị bệnh. Phù quanh hốc mắt và thần kinh là 2 biểu hiện đặc trưng của bệnh.
3- Điều trị: liên tục từ 3-5 ngày
– Kháng sinh: Dùng 1 trong các loại kháng sinh sau đây:Lincosep, PTLC, Spectilin,  Vinaenro 5%, Norcoli
– Thuốc bổ:  Bcomplex hoặc Vinatosal, Gluco-C kết hợp thuốc an thần Vinathazin.

III- Bệnh phó thương hàn:
1- Tác nhân gây bệnh: Do Salmonella spp gây bệnh phó thương hàn.
2- Triệu chứng:
Thường xảy ra chủ yếu ở lợn 1-4 tháng tuổi, lợn sau cai sữa nhưng phổ biến là 2-4 tháng tuổi xảy ra thể nhiễm trùng huyết.
Sốt, tiêu chảy. Tím da ở bụng, gốc đuôi, 4 chân và chỏm tai.
Triệu chứng chung lợn bệnh bỏ ăn, uể oải, ho khan và sốt cao.
Lợn lớn hơn thường bị viêm phổi, xảy ra với thể mãn tính, gầy. Bệnh có tính lây lan mạnh.
Tỷ lệ chết có thể lên đến 25% số đầu lợn bệnh.
3- Điều trị: liên tục từ 3-5 ngày
– Kháng sinh:
Sáng tiêm 1 trong các thuốc sau: Vinaenro 5%, Coli KN, Fatra.
Chiều tiêm 1 trong các loại: Chlor-tylan, Tylotetrasol, Septotryl, Pneumotic. Hoặc thuốc đặc trị PTH như: Flodoxin, Thiamphenicol.
– Thuốc bổ: tiêm Anagil- C và  Bcomplex hoặc Vinatosal, Gluco-C Polyaminovitamix, .
– Vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, heo mới mua về phải nhốt riêng để theo dõi 10-15 ngày trước khi nhập trại.
– Có thể phòng bệnh bằng vaccin ở những vùng an toàn dịch. Heo con sau khi đẻ 4-5 tuần ngày có thể tiêm vaccin, những nơi có dịch đe dọa có thể tiêm sớm hơn.

IV – Viêm ruột hoại tử:
1- Tác nhân gây bệnh: Do Clostridium perfringens typ C gây bệnh Viêm ruột hoại tử, Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hóa của tất cả các lợn con trước khi cai sữa. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng yếu thì lợn con dễ phát bệnh.
2- Triệu chứng:
Thường xảy ra chủ yếu ở lợn sơ sinh, có biểu hiện viêm ruột chảy máu. Xảy ra với thể quá cấp hoặc cấp tính. Lợn bệnh dễ bị chết rất nhanh và tỷ lệ chết cao. Tuy nhiên tỷ lệ lợn bệnh lại không cao.
– Ở thể quá cấp tính: xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi sinh, lợn con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết. Thường không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, có khi thấy tiêu chảy ra máu.
– Ở thể cấp tính: thường thấy trên lợn con khoảng 2-5 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo ỉa chảy ra máu, bệnh xảy ra rất nhanh lợn chết sau khi tiêu chảy ra máu.
– Ở thể bán cấp tính: lợn con đi phân thường có màu nâu đỏ có chứa những mảng hoại tử, lợn trở nên yếu dần rồi chết sau 2-3 ngày mắc bệnh.
3- Điều trị: liên tục từ 3-5 ngày
– Kháng sinh: Dùng 1 trong các loại sau đây: Gentamox hoặc Lincosep, Ampicoli-.D,  Linco-gen
– Thuốc bổ: Kết hợp tiêm Vitamin K chống xuất huyết và sử dụng thêm 1 số sản phẩm sau để tăng sức kháng bệnh, mau hồi phục như:Bcomplex hoặc Vinatosal, Gluco-C, Polyaminovitamix, Vinamix 200, Amino-polymix.
– Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai và sau khi đẻ tốt. Vệ sinh chuồng trại và sát trùng sạch sẽ kỹ lưỡng định kỳ 1 tuần 2 lần.
– Bổ sung vào thức ăn của lợn nái liên tục  2-3 tuần trước khi sinh Enzym Phyte.

V- Bệnh hồng lỵ:
1- Tác nhân gây bệnh: Do Serpulina hyodysenteriae (Hay là Treponema hyodysenteriae) gây bệnh hồng lỵ. Xoắn khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, bệnh có tính chất địa phương, xâm nhập vào trại do đưa lợn nhiễm bệnh vào. Mầm bệnh bài thải qua phân. Điều kiện chăn nuôi kém, sức đề kháng giảm, lợn dễ mắc bệnh. Lây lan do nhốt chung với lợn bệnh.
2- Triệu chứng:
Bệnh thường xảy ra vào vụ rét ở lợn 2-6 tháng tuổi.. Có tính lây mạnh ở lợn sau cai sữa và lợn trưởng thành. Tiêu chảy phân lẫn máu và nhầy. Tỷ lệ nhiễm 90-100% và có thể chết 20-30% số lợn bệnh nếu không được điều trị hợp lý.
Phân heo lẫn máu thải ra trên nền chuồng.
– Thể cấp tính: Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng còng lên, đỏ nhẹ ở da và bỏ ăn. Phân có nhiều chất nhầy, máu và nhiều cục hoại tử trong phân.
– Thể mãn tính: Nối tiếp theo thể cấp tính, thân nhiệt giảm, tiêu chảy, gầy yếu dần rồi chết.
3- Điều trị: liên tục từ 3-5 ngày
– Kháng sinh:  Anflox-T.T.S, Pneumotic,  Kanatialin, Tiêu chảy heo, Vinateri, Tiamulin10%, Tylosin10% kết hợp với Flordoxin
– Thuốc bổ: Kết hợp tiêm Vitamin K chống xuất huyết và sử dụng thêm 1 số sản phẩm sau để tăng sức kháng bệnh, mau hồi phục như:Bcomplex hoặc Vinatosal, Poliaminovitamix, Vinamix 200, Amino-polymix.
– Vệ sinh chuồng trại; chế độ thức ăn hợp lý. Khi lợn mới mua về phải cách ly và kiểm tra theo dõi 15 ngày trước khi nhập trại.
– Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vinadin

Bài 2: Bệnh gây ra do Virus
I – Bệnh viêm ruột truyền nhiễm:
1- Tác nhân gây bệnh: Do vi rút Coronavirus gây ra
2- Triệu chứng: Thường xảy ra với lợn ở tất cả các lứa tuổi, nặng nhất ở lợn <10 ngày tuổi
– Tiêu chảy cấp tính phân lỏng màu vàng xám dẫn đến mất nước nên tai cụp, mắt trũng sâu, bụng hóp. Lợn bệnh nôn, bỏ ăn. Có thể chết 100% lợn bệnh < 10 ngày tuổi. Nếu sống hơn 5 ngày sẽ hồi phục dần. Vào đầu ổ dịch, lợn nái ốm trước, sau mới đến lợn con, sốt 40-40,70 C Lợn >3 tuần tuổi chết 3-4% tổng đàn.
– Lợn con nôn dữ dội, kèm theo tiêu chảy phân toàn nước và bọt trắng, sau đó chuyển dần sang mau tro xám, sền sệt như bùn đất, mùi hôi rất khó chịu.
– Lợn con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ lợn kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho lợn con mất nước, yếu ớt, chết trong vòng từ 2 – 5 ngày.
– Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% đối với lợn dưới 7 ngày tuổi. Ở các lợn đang tlợn mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp, tuy nhiên khi điều kiện nuôi dưỡng không đảm bảo, môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dàilợn rất dễ nhiễm các bệnh kế phát.
– Lợn nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày đến vài ngày. Lợn nái thường ốm vào giai đoạn đẻ con. Nái bệnh ít sốt nhưng thường, bỏ ăn, tiêu chảy phân xanh. Nái nuôi con ít hoặc mất sữa.
3- Điều trị:
– Không có thuốc đặc trị. Lợn bệnh chết do đói, mất nước và bội nhiễm E.coli cho nên hỗ trợ bằng cách giữ chuồng ấm, cho uống Điện giải B.complex và phun sát trùng chuồng trại.
– Nên dùng Spectam SH,  PTLC, hoặc Norcoli cho uống để hạn chế bệnh ghép gây tử vong.
– Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vinadin

II- Bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm:
1- Tác nhân gây bệnh: Còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra
2- Triệu chứng: Thường xảy ra với lợn ở tất cả các lứa tuổi,chủ yếu là lợn con theo mẹ và lợn cai sữa.
– Là một bệnh nhẹ trừ trường hợp xảy ra ở lợn <3 tuần tuổi, đặc biệt rất nặng ở lợn 7-10 ngày tuổi.
Gây dịch tiêu chảy cấp tính. Lợn bệnh nôn, bỏ ăn tạm thời. Lợn con <3 tuần tuổi dễ chết trong vòng 2-4 ngày, những con sống sót qua 6-8 ngày thì hồi phục nhưng còi cọc. – Lợn nái có biểu hiện lâm sàng như bị bệnh viêm ruột truyền nhiễm
3- Điều trị:
– Không có thuốc đặc trị. Lợn bệnh chết do đói, mất nước và bội nhiễm E.coli cho nên hỗ trợ bằng cách giữ chuồng ấm, cho uống Điện giải B.complex và phun sát trùng chuồng trại.
– Nên dùng Spectam SH,  PTLC, hoặc Norcoli cho uống để hạn chế bệnh ghép gây tử vong.
–  Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vinadin

III- Bệnh tiêu chảy do Rotavirus nhóm A:
1- Tác nhân gây bệnh: Do vi rút Rotavirus gây ra
2- Triệu chứng: Thường xảy ra ở lợn 1 đến 6 tuần tuổi, nhiều nhất vào giai đoạn 3 tuần tuổi.
-Lúc đầu tiêu chảy phân màu trắng hoặc vàng, nhưng sau vài giờ hoặc vài ngày phân đặc như kem rồi keo quánh trước khi trở lại bình thường.
– Khi mổ khám thấy sữa không được tiêu hoá.
– Dạ dày thường đầy và căng phồng sữa đặc. Thành ruột mỏng, trong ruột chứa chất màu vàng tương đối dính.
– Lợn ít nôn hơn so với TGE.
3- Điều trị:
-Không có thuốc đặc trị nhưng khi bùng nổ nên dùng một trong các loại Anflox TTS, Pneumotic, Tylotetasol, Chlor-Tylan, Flodoxin, Thiamphenicol
– Kết hợp thuốc  bổ  để loại trừ bệnh thứ phát như Bcomplex hoặc Vinatosal, Gluco-C, Polyaminovitamix, Vinamix 200, Amino-polymix.
–  Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vinadin

IV- Dịch tả lợn:
1- Tác nhân gây bệnh: Do vi rút Pestivirut gây ra
2- Triệu chứng: Thường xảy ra với lợn ở tất cả các lứa tuổi.
– Xảy ra quanh năm, sốt 40,50 -410C
– Lúc tiêu chảy lúc táo như phân dê, bên ngoài bọc màng nhầy trắng. Tím da và xuất huyết điểm vùng bụng, gốc đuôi, mõm và gốc tai. Đi loạng choạng, liệt, co giật.
– Tỷ lệ chết cao.
Tùy thuộc vào độc lực, số lượng vi rút và sức đề kháng của con vật mà thời gian nung bệnh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày và bệnh có thể xuất hiện ở một trong 3 thể:
– Thể quá cấp tính (còn gọi là bệnh dịch tả heo trắng): Bệnh xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng ban đầu, heo khỏe mạnh tự nhiên ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41 – 420C, phần da mỏng đỏ ửng, con vật dẫy dụa rồi chết nhanh trong vòng 1 – 2 ngày, tỷ lệ chết có thể 100%.
– Thể cấp tính:
+ Ủ rũ, kém ăn rồi bỏ ăn, nằm chồng lên nhau sốt cao 41- 420C kéo dài đến lúc gần chết.
+ Mắt viêm đỏ có ghèn, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; heo thường bị ói mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn, đuôi cụp, lưng cong, đặc biệt, heo ngồi như chó ngồi và ngáp.
+ Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân vàng, vàng nâu hoặc nâu đỏ (lẫn máu), phân bết vào mông và đuôi có mùi thối khắm.
+ Trên da nhất là vùng da mỏng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như ở tai, mõm, bụng và 4 chân.
+ Vào giai đoạn cuối của bệnh, heo bị liệt 2 chân sau đi loạng choạng hoặc không đi được. Đối với heo nái mang thai dễ bị sẩy thai.
+ Trong trường hợp ghép với các bệnh khác như: phó thương hàn, tụ huyết trùng, tai xanh heo (PRRS), E.coli,. . . v.v thì các triệu chứng trên trầm trọng hơn và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
– Thể mãn tính: heo tiêu chảy nhiều dễ dẫn đến gầy yếu, heo chết do kiệt sức; một số trường hợp heo có thể khỏi bệnh nhưng vẫn mang mầm bệnh.
3- Điều trị:
– Không có thuốc đặc trị. Khi bị bệnh cần tiêm ngay vacxin vào ổ dịch nhưng do dễ bị nhầm với phó thương hàn nên kết hợp dùng với thuốc điều trị PTH để điều trị và chẩn đoán phân biệt.

Bài 3: Bệnh do nguyên sinh động vật
1- Tác nhân gây bệnh:
Bệnh cầu trùng do Isospora spp.
2- Triệu chứng: Thường xảy ra ở lợn con dưới 3 tháng tuổi,  nhưng nhiều nhất ở lợn con từ  5 – 14 ngày tuổi.
– Lợn hay nằm, uể oải, kém ăn. Tiêu chảy lúc đầu phân hơi lỏng màu vàng có ít chất nhầy, về sau phân loãng có nhiều chất nhầy hơn và lẫn máu.
– Tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp.
– Dùng kháng sinh điều trị bệnh không khỏi.
3- Điều trị:
– Dùng một trong các loại Vinacoc ACB, Anticoccid, Vina Cox
– Kết hợp thuốc  bổ  để loại trừ bệnh thứ phát như Điện giải Bcomplex, Poliaminovitamix, Vinamix 200, Amino-polymix.
–  Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng Vinadin

Bài 4- Bệnh do ký sinh trùng
1. Bệnh giun đũa doAscaris suum Lợn choai. Tiêu chảy mức độ trung bình trong vài ngày. ăn nhiều nhưng chậm lớn. Da xù, lông khô. Levamysol 7,5%, Fasiolid,
2. Bệnh giun roi doTrichuris suis. Mọi lứa tuổi, thường xảy ra ở lợn trưởng thành. Gây tiêu chảy.
Levamysol 7,5%, Fasiolid.
3.Bệnh sán lá ruột và sán lá gan doFasciola buski vàFasciola Hepatica Lợn trưởng thành.
Phân lúc táo lúc lỏng mùi thối khắm, kém ăn, lông xù, gầy, đôi khi lợn nghiến răng.
Bệnh nặng dẫn đến chết.
Fasiolid, 1ml/25 kgP, tiêm bắp một liều duy nhất.
Lưu ý: khi tiêm dùng nước cất hay sinh lý 0,9% pha loãng thuốc trước khi tiêm.
Các bệnh do Thiếu sắt
Thiếu nguyên tố vi lượng sắt gây thiếu máu. Lợn con 6 đến 8 tuần tuổi.
Lợn bệnh thiếu máu, nhợt nhạt, còi cọc, xù lông. Lợn bệnh thở dốc, những cá thể lớn nhanh có thể chết bất ngờ do thiếu oxy, tiêu chảy mức độ trung bình.
Lợn thiếu máu mãn tính.
Ferridextran+B12, tiêm bắp 2-4ml/con.
Nếu cai sữa lúc 3 tuần tuổi cần tiêm 100mg Fe/con là đủ, sau 3 tuần tuổi 150-200mg Fe/con (2-3 ml).
Lợn con 3 ngày tuổi tiêm 150mg Fe/con (» 2ml).
Các bệnh tiêu chảy do các nguyên nhân khác
1. Ngộ độc thức ăn. Mọi lứa tuổi. Phụ thuộc vào lứa tuổi nhiễm bệnh, lượng độc tố vào cơ thể cả đàn cùng bị nhưng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Triệu chứng chung lợn bị tiêu chảy, nôn, sùi bọt mép. Bị nặng dẫn đến chết. Nái chửa có thể bị sảy thai. Ngừng các loại thức ăn hoặc nước uống nghi ngờ gây ra tiêu chảy. Dùng Điện giải B.complex. Tiêm bắp một trong các loại thuốc sau Mgcalcium fort, Cafein, Vitamin C, Calcium fort.
2. Thức ăn đạm quá cao. Chủ yếu gây tiêu chảy lợn con theo mẹ. Cả đàn tiêu chảy. Không sốt, tả vọt cần câu. Thay thức ăn cho nái nuôi con và tiêm bắp một trong các loại thuốc Pneumotic, AnfloxTTS, Tylotetrasol, Kanatialin, Thiamphenicol, Florfenicol 4%,
3. Chứng khó tiêu (Dyspepsia).
Lợn con <7 ngày tuổi.
Xảy ra nhanh. Trong vòng 1-2 ngày cả đàn tiêu chảy phân lỏng như nước. Lợn con mỗi con nằm mỗi góc chuồng. Bỏ ăn, gầy, mắt trũng, bụng hóp. Không sốt, cơ thể lạnh. Tỷ lệ chết cao nếu không điều trị kịp thời. Phải điều trị cả nái lẫn đàn con như thay đổi thức ăn, tiêm  cho Lợn mẹ Oxytocin với Mg-calcium fort, ADE Bcomplex, Vinamix 200. Đối với đàn con dùng thuốc như điều trị phân trắng lợn con là PTLC, Spectam SH, Norcoli, Coli.KN…

Vinavetco
0865.767.286