Giới thiệu

Thông tin

BỆNH CẦU TRÙNG GÀ (AVIUM COCCIDIOSIS)

Cầu trùng là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm xảy ra trên gà, thường bùng phát nhanh khi thời tiết ẩm ướt và có tính lây lan cao, tồn tại dai dẵng và khó điều trị dứt điểm. Theo một số thống kê cho thấy, tại Việt Nam tỉ lệ gà chết do bị câu trùng chiếm 5 – 15%. Khi mắc cầu trùng gà dễ bị bội nhiễm các bệnh khác, đặc biệt là E.coli cho nên việc điều trị càng phức tạp hơn.

Căn nguyên
Do các loại cầu trùng như Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và E. Necaltrix ký sinh ở ruột non gây bệnh nặng nhất. Bệnh thường xảy ra ở gà 10 – 90 ngày tuổi, đôi khi cả gà 4 – 6 tháng tuổi, nhưng mẫn cảm và ốm nặng nhất là gà dưới 90 ngày tuổi. Chúng gây bệnh cho gà, ngỗng, vịt, gà tây, cút, gà lôi và nhiều loài chim.
Nguồn lây bệnh chính là gà bệnh cầu trùng. Ngoài ra, cầu trùng có thể lây theo đường cơ học qua người chăn nuôi, chim hoang dã, chuột.

Triệu chứng
Bệnh cầu trùng gà có 2 dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả 2 thể cùng một lúc.
Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh thường xảy ra từ gà 3 – 7 tuần tuổi. Gà bệnh kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, xệ cánh, xù lông, lười vận động (Hình 1), đi phân có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc tiêu chảy lẫn máu tươi nên gà dễ chết.
Bệnh cầu trùng ruột non: Bệnh xảy ra nhiều ở gà giò, gà bệnh viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân lẫn máu nâu sậm (phân gà sáp), có khi lẫn máu tươi Hình 2).
Gà bệnh giảm ăn, giảm tăng trọng và sản lượng trứng. Một triệu chứng gặp trong bệnh cầu trùng mãn tính là gà ỉa phân phân sống, phần phân khô và nước tách rời nhau.

   

Hình 1: Gà bệnh lờ đờ, yếu

Hình 2: Gà tiêu chảy phân lẫn máu tươi

Bệnh tích
Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là 2 manh tràng sưng to (Hình 3).
Bệnh cầu trùng ruột non: Tá tràng sưng to, thành ruột dày lên, xuất huyết và thấy rõ nhiều chấm trắng (Hình 4). Ruột non phình to lên từng đoạn khác thường.

Hình 3: Manh tràng sưng to

Hình 4: Niêm mạc ruột non xuất huyết điểm

Chẩn đoán
Căn cứ kết quả điều tra dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích.

Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với các bệnh đầu đen, E.coli, xoắn khuẩn, viêm ruột hoại tử, TrichomonasSalmonella. Trong đó lưu ý tới bệnh đầu đen, E.coli và viêm ruột hoại tử.

Bệnh đầu đen có các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần giống với bệnh cầu trùng manh tràng nhất. Tuy nhiên bệnh đầu đen có những điểm khác biệt: đôi khi trong phân gà ốm không có máu, manh tràng sưng to nhưng sờ cảm giác hơi rắn, niêm mạc manh tràng không xuất huyết rộng nhưng đóng kén chắc, đôi khi có giun kim; gan gà bệnh sưng to, màu đất sét, bề mặt có nhiều ổ hoại tử nhỏ xếp đám tròn như hoa cúc. Trong bệnh cầu trùng gan không có bệnh tích này.

E.coli thường gây bệnh ở gà 1 – 14 ngày tuổi, cầu trùng gây bệnh ở gà trên 14 ngày tuổi. E.coli gây tiêu chảy phân lẫn bọt khí, phân gà cầu trùng lẫn máu không có bọt khí.

Trong thực tế cầu trùng ruột non dễ ghép với Viêm ruột hoại tử, E.coli… nên bức tranh lâm sàng và bệnh tích còn phức tạp hơn.

Bệnh viêm ruột hoại tử có tính dịch địa phương, thường xảy ra ở đàn gà thịt 4 – 8 tuần tuổi. Gà bệnh giảm ăn, chậm chạp, bài tiết phân khô có màu đen, đôi khi lẫn máu và nhầy gần giống triệu chứng bệnh cầu trùng. Gà hay nằm sấp gục đầu, xã cánh, không tự đứng và đi lại được. Tỷ lệ chết 5 – 25%.

Điều trị
Hộ lý: Trong thời gian điều trị hàng ngày cần thay hoặc đổ thêm chất độn để đàn gà không tiếp xúc được với lớp phân cũ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp gà chóng khỏi bệnh.
Dùng thuốc:
1. Bệnh cầu trùng manh tràng. 
– Cho ăn/uống Vinacoc.ACB (2 g/lít nước) hoặc Anticoccid (100 g/75 lít nước), liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi cho uống thêm 2 ngày;
Hoặc Vinacox, 1 ml/lít nước, liên tục 48 giờ hoặc 3 ml/lít nước, 8 giờ/ngày, liên tục 2 ngày. Nghỉ 5 ngày rồi cho uống đợt 2, nếu cần.
Hoặc Vina-Diclazil 2,5%, 0,4 ml/kg thể trọng hoặc 2 ml/lít nước liên tục trong 2 ngày. Nếu cần cho uống đợt 2 sau 16 – 21 ngày.
– Kết hợp cho ăn/uống một trong các loại kháng sinh sau: Vina-enro 20% (1 ml/4 lít), Ampicoli fort (1 g/lít nước hoặc1 g/20 kg thể trọng/lần, 2 lần/ngày, hoặc 2 g/kg thức ăn), Antidiarrhoea (2 g/lít nước hoặc 2 g/20 kg thể trọng /lần, 2 lần/ngày hoặc 4 g/kg thức ăn) để diệt vi khuẩn đường ruột.
2. Bệnh cầu trùng ruột non.
– Cho ăn/uống Anticoccid (100 g/75 lít nước), liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi cho uống thêm 2 ngày hoặc một trong các loại thuốc trị cầu trùng kể trên.
– Kết hợp cho uống kháng sinh AMOX 50 hoặc VINA-AMOXICOL, 1 g/25 kg thể trọng/ngày, tương ứng với 1 g/5 lít nước uống hoặc 2 g/5 kg thức ăn) trong 3 – 5 ngày.
– và PARA C 20%, 1 g/lít nước uống hoặc 1 g/10 kg thể trọng/ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày.
* Trong trường hợp gà bị cầu trùng cấp tiêu chảy phân ra máu tươi, ngoài việc cho uống thuốc như trên cần tiêm thêm kháng sinh như sau:
– Lấy 1 ml kháng sinh Vinaenro 5% hòa với 2 ml vitamin K và 2 ml dung dịch sinh lý, rồi tiêm bắp 0,5 ml thuốc đã pha loãng cho 1 kg gà bệnh, ngày 1 lần, tiêm 1 – 2 mũi.
– Sau đó, cho đàn gà uống thuốc bổ (B.complex for oral, Gluco K.C thảo dược…), để gà bệnh chóng phục hồi.

Phòng bệnh 
Bệnh xảy ra khắp các cơ sở chăn nuôi gà. Vacxin áp dụng ở mức độ hạn chế. Áp dụng các biện pháp sau sẽ giảm đáng kể tác hại của bệnh này:
– Vệ sinh, ủ phân để diệt mầm bệnh.

MEN VI SINH RẮC CHUỒNG Balasa, có tác dụng khử mùi hôi, hấp thụ khí độc, ức chế vi sinh vật gây bệnh, trong đó có cầu trùng trên vật nuôi, phân huỷ nhanh các chất hữu cơ.

– Định kỳ dùng thuốc phòng cầu trùng theo lịch dưới đây.

LỊCH PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG GÀ

Loại thuốc Loại gà Thời gian phòng bệnh Liều dùng,

cách dùng

Vina-Diclazil 2,5% Gà công nghiệp Đợt 1: Ngày tuổi 11 – 12

Đợt 2: Ngày tuổi 22 – 23

0,4 ml/kg thể trọng hoặc

2 ml/lít nước. 2 ngày/đợt.

Gà thả vườn 3 đợt lúc 2 – 4 – 7 tuần tuổi.
Gà giống Cứ 3 tháng cho uống 1 đợt trong 2 ngày.
Anticoccid Gà con Đợt 1: Ngày tuổi 10 – 11 – 12

Đợt 2: Ngày tuổi 20 – 21 – 22

100 g/75 lít nước uống, liên tục trong 3 ngày.
Gà giống Cứ 2 tháng dùng 1 đợt trong 3 ngày.
Vinacoc.ACB Gà con Đợt 1: Ngày tuổi 10 – 11 – 12

Đợt 2: Ngày tuổi 20 – 21 – 22

2 g/lít nước, liên tục trong 3 ngày.
Gà hậu bị, gà giống Cứ 2 tháng dùng 1 đợt trong 3 ngày.
Vinacox Gà con Đợt 1: Ngày tuổi 11 – 12

Đợt 2: Ngày tuổi 22 – 23

1 ml/lít nước, liên tục 48 giờ hoặc 3 ml/lít nước, 8 giờ/ngày, liên tục 2 ngày.
Gà giống Cứ 2 tháng dùng 1 đợt trong 2 ngày.

Bí quyết điều trị cho hiệu quả cao:
Thuốc Cầu trùng + Kháng sinh + Thay độn chuồng!

Vinavetco
0865.767.286