Giới thiệu

Thông tin

AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI GÀ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH

An toàn sinh học là tổng hợp các biện pháp để chăn nuôi gà cầm đạt hiệu quả cao nhất. Các biện pháp này hướng tới các mục đích sau:

  1. Không để dịch bệnh xảy ra trong cơ sở nuôi gà.
  2. Không để mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào đàn gà.
  3. Không để mầm bệnh trong cơ sở nuôi gà phát tán ra ngoài.
  4. Đảm bảo sức khỏe cho người nuôi gà.
  5. Đảm bảo an toàn cho môi trường trong và xung quanh trại gà.

Bởi vậy điều quan trọng đối với mọi hoạt động chăn nuôi gà là phải xây dựng và triển khai một kế hoạch chăn nuôi gà an toàn sinh học.

  1. KHÔNG ĐỂ DỊCH BỆNH XẢY RA TRONG CƠ SỞ NUÔI GÀ.
  2. Xây chuồng trại đúng kỹ thuật.

Chuồng trại thiết kế đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông.

– Nên xây chuồng trại xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ, đường  giao thông,… từ 500 m trở lên.

– Nền chuồng phải chắc, bền, dễ vệ sinh, dễ sát trùng, có độ dốc thích hợp để thoát nước. Luôn đảm bảo khô, sạch và tránh chuột đào hang.

– Xác định diện tích chuồng trại theo quy mô và mức độ thâm canh, nhưng phải đủ lớn.

– Mái ở cửa chuồng phải có máng thoát nước ra hai bên. Nếu không khi trời mưa nước chảy xuống như một “Bức rèm nước” gà đang ngoài vườn sợ không vào chuồng, gà bị ướt dễ nhiễm bệnh không mong muốn.

– Trại phải có cổng, bố trí hố sát trùng để sát trùng phương tiện, người ra vào trại.

  1. Đảm bảo 3 sạch: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.

Ăn sạch: Dù cho đàn gà ăn cám công nghiệp hay tự chế cũng cần đảm bảo sạch. Không được để cám lưu cữu lâu trong máng và đặc biệt không để cám ướt. Luôn cho cám mới để kích thích gà ăn được nhiều. Thức ăn đảm bảo chất lượng, số lượng phụ thuộc vào lứa tuổi và mục đích chăn nuôi.

Uống sạch: máng nước treo đủ cao tùy thuộc vào lứa tuổi gà để gà không nhảy vào máng uống gây bẩn. Tốt nhất ngày hai lần thay nước cho gà uống, đặc biệt khi cần pha thuốc vào cho đàn gà uống.

Ở sạch: Luôn dọn vệ sinh đảm bảo chuồng khô, sạch.

– Bố trí đủ máng uống, máng ăn cho đàn gà phù hợp với lứa tuổi và mục đích nuôi.

  1. Kiểm soát giao thông trong trại.

Kiểm soát giao thông bao gồm cả giao thông trong trang trại của bạn cũng như các mô hình giao thông trong trang trại. Thực hiện các hành động sau để duy trì kiểm soát giao thông trong trang trại của gia đình:

– Xác định và phân biệt các nhiệm vụ với đàn gà là bẩn và sạch. Chức năng sạch bao gồm xử lý gia cầm, nhặt trứng và xử lý thức ăn. Chức năng bẩn bao gồm nhặt phân và xử lý gà chết. Điều quan trọng là phải thực hiện các chức năng sạch sớm. Công nhân không được chuyển từ chức năng bẩn sang chức năng sạch mà không tắm rửa và thay quần áo hoàn toàn.  

– Những người thường xuyên làm việc với đàn gà phải có quần áo, giày dép hoặc ủng cụ thể không bao giờ rời khỏi khu vực sạch (trừ khi để giặt).

– Không nuôi chó hoặc thả chó chạy rông trong trại. Vì đây là một trong những tác nhân lây truyền bệnh trong trại gà.

  1. Cách ly gà chết và khu vực quản lý phân.

Khu vực xử lý gà chết và chất độn chuồng phải tách biệt với khu vực đàn gia cầm. Khu vực cách ly được bố trí cuối chiều gió và cuối nguồn nước thải.

Xử lý gà chết bằng cách đào hố chôn kèm rắc vôi bột hoặc thuốc sát trùng, hoặc thiêu trong lò đốt.

  1. Vệ sinh.

Điều quan trọng là phải vệ sinh, sát trùng vật liệu và thiết bị trước khi vào trang trại. Những người làm việc với đàn gà cũng phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh tốt. Lưu ý rằng việc nuôi một đàn nhỏ trong điều kiện hữu cơ không loại trừ việc sử dụng chất khử trùng. Có nhiều loại vật liệu làm sạch và khử trùng có sẵn để sử dụng tại các trang trại gà hữu cơ.

Hãy đảm bảo khử trùng xe cộ và thiết bị và khử trùng giữa các đàn:

Khử trùng xe cộ: Tất cả các phương tiện vào trang trại phải được làm sạch và khử trùng để ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh có thể được mang theo trên xe cộ. Điều quan trọng là phải rửa sạch xe cộ trước khi sử dụng chất khử trùng để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Bánh xe và gầm xe phải được vệ sinh và khử trùng hoàn toàn trước khi xe vào trang trại và cũng phải được vệ sinh trước khi rời đi. Nên thiết lập một khu vực riêng để vệ sinh xe cách xa đàn gà. Nếu không thể, hãy cung cấp cho xe một bãi đậu xe càng xa đàn gà càng tốt.

Khử trùng thiết bị: Thiết bị đưa vào trang trại cũng phải được vệ sinh và khử trùng. Thiết bị đã được sử dụng cho các chức năng bẩn phải được vệ sinh và khử trùng kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho các chức năng sạch.

Vệ sinh và khử trùng giữa các đàn gia cầm: Nên để thời gian ngừng hoạt động là hai tuần khi đưa đàn gia cầm mới vào nuôi. Điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để quét, vệ sinh, khử trùng tiêu độc và làm khô toàn bộ chuồng. Hãy tận dụng thời gian ngừng hoạt động vì nhiều tác nhân gây bệnh không tồn tại lâu trong môi trường nếu không có vật chủ để xâm chiếm.

  1. Sử dụng vacxin và thuốc phòng bệnh cho đàn gà.
Ngày tuổi Thuốc và vacxin dùng
1 – 3 – Phòng E.coli, Salmonella và viêm rốn bằng một trong các loại kháng sinh sau: AMOX 50, AMOXCOL 50, VINA-FLOCOL 50 (1 g/5 lít nước), VINA-ENRO 20% (1 ml/4 lít nước), VINA-FLODOX (1 ml/2 lít nước uống), AMPICOLI FORT, ANTIDIARRHOEA (1 g/1 lít nước uống) hoặc NOE-TE-SOL (1 g/1 – 2 lít nước uống).

ĐIỆN GIẢI + BCOMPLEX, 1 g/1 lít nước uống.

– Tiêm vacxin phòng bệnh Marek lúc mới nở (chưa ăn/uống).

5 Nhỏ vacxin ND.IB hoặc vacxin Lasota lần 1 để phòng bệnh Niucatxơn.
6 Nhỏ vacxin Gumboro lần 1.
7 Chủng đậu.
11-13 Phòng bệnh CRD bằng một trong các loại thuốc sau: ANTI-CRD, DOXYFLOR ORAL (1 g/5 kg thể trọng/ngày, tương ứng với 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn), VINA-TYLODOX (1 g/10 – 20 kg thể trọng/ngày, tương ứng với 1 g/2 – 4 lít nước hoặc 1 g/1 – 2 kg thức ăn), VINA-TYLMO 25% (1 ml/15 kg thể trọng/ngày, tương ứng với 1 ml/3 lít nước uống) hoặc TYLVAMAX 625 (1 g/25 kg thể trọng/ngày hoặc 1 g/5 lít nước uống).
 14 Nhỏ vacxin Gumboro lần 2.
15 Tiêm vacxin phòng Cúm gia cầm lần 1.
19 Nhỏ vacxin ND.IB hoặc vacxin Lasota lần 2.
21 Nhỏ vacxin Gumboro lần 3.
26-28 Phòng bệnh cầu trùng gà bằng một trong các loại thuốc sau: Vinacoc.ACB (2 g/lít nước), Anticoccid (100 g/75 lít nước) liên tục trong 3 ngày; Vinacox, (1 ml/lít nước, liên tục 48 giờ hoặc 3 ml/lít nước, 8 giờ/ngày), hoặc Vina-Diclazil 2,5% (0,4 ml/kg thể trọng hoặc 2 ml/lít nước liên tục trong 2 ngày).
30 Tiêm dưới da vacxin Tụ huyết trùng gia cầm (0,5 – 1 ml/con), tiêm nhắc lại sau 6 tháng.
40 Tiêm vacxin H1 để phòng bệnh Niucatxơn.
45 Tiêm vacxin phòng Cúm gia cầm lần 2.
60 – 62 Phòng bệnh cầu trùng gà bằng một trong các loại thuốc như trong giai đoạn 26 – 28 ngày tuổi.
80-82 Phòng bệnh hô hấp và nhiễm khuẩn đường ruột bằng một trong các loại thuốc sau: ANTI-CRD (2 g/10 kg thể trọng/ngày hoặc 2 g/lít nước uống), DOXYFLOR ORAL (1 ml/5 kg thể trọng, 1 lần/ngày, tương ứng với 1 ml/lít nước uống hoặc 2 ml/kg thức ăn), VINA-TYLODOX (1 g/10 – 20 kg thể trọng, 1 lần/ngày, tương ứng với 1 g/2 – 4 lít nước uống hoặc 1 g/1 – 2 kg thức ăn), VINA-TILMO 25% (1 ml/15 kg thể trọng/ngày, tương đương 1 ml/3 lít nước uống), hoặc TYLVAMAX 625 (1 g/25 kg thể trọng/ngày hoặc 1 g/5 lít nước), liên tục 3  ngày.
120 Tiêm vacxin nhũ dầu phòng 3 bệnh Niucatxơn, viêm phế quản truyền nhiễm và Gumboro
165 Tiêm vacxin phòng Cúm gia cầm lần 3.
  1. Sát trùng chuồng trại.

Hố sát trùng ở cổng ra vào trại. Hố thiết kế để nước mưa không rơi vào để đảm bảo thuốc có hiệu lực lâu dài. Có thể cho vào hố một trong các loại thuốc sát trùng sau:

+ FORMACIN, hòa 250 ml thuốc trong 100 lít nước sạch.

+ VINADIN, hòa 20 – 25 ml/10 lít nước sạch.

+ B.K.VET, hòa 20 ml thuốc trong 10 lít nước sạch.

   + VINA SAFE PLUS, hòa 2 lít thuốc/100 lít nước.

+ Rắc vôi bột.

Hàng ngày bổ sung thuốc sát trùng vào hố và không cần thay thuốc sát trùng khác. Vì thuốc sát trùng có hiệu lực trong 2 năm và không có hiện tượng nhờn thuốc.

Phun sát trùng chuồng trại.

+ Khi không có dịch: Định kỳ một tuần phun 1 – 2 lần bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên theo hướng dẫn trên bao bì.

+ Khi có dịch: Định kỳ 1 – 2 ngày phun một lần bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên theo hướng dẫn trên bao bì.

– MEN VI SINH RẮC CHUỒNG Balasa VN để khử mùi hôi, hấp thụ khí độc, ức chế vi sinh gây bệnh trên vật nuôi, phân hủy nhanh các chất hữu cơ.

+ Đối với chuồng gà nuôi trên đệm lót: Sau khoảng 7 – 10 ngày quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng gà thì trộn 1 kg men xử lý chuồng trại với 1 kg bột ngô (hoặc với cám gạo, bột sắn) rồi rắc đều lên bề mặt đệm lót có diện tích 50 m2. Cứ sau vài ngày cào nhẹ bề mặt đệm một lần giúp vùi phân và thông thoáng đệm lót. Định kỳ sau 2 – 4 tuần rắc một lần tùy theo lượng phân nhiều hay ít. Men an toàn cho vật nuôi, người chăn nuôi và môi trường.

+ Đối với chuồng gà nuôi không có đệm lót: Rắc đều 1 kg men xử lý chuồng trại lên nền chuồng, hố, cống rãnh hoặc cho 5 – 10 m3 hố chứa chất thải để khử mùi hôi nền chuồng, hố chứa phân, nước tiểu, cống rãnh.

+ Phân giải chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ: 1 kg men xử lý cxhuoongf trại dung để xử lý 2 – 3 tấn chất thải hữu cơ.

  1. Kiểm soát chuột và côn trùng mang mầm bệnh vào trại.

Một số loài gây hại phổ biến ở gà có khả năng xâm nhập và lây lan bệnh trong trang trại. Điều quan trọng là phải kiểm soát động vật gặm nhấm và côn trùng. Hãy quan tâm đến cả ruồi, muỗi, kiến, gián, ve, bọ mạt vì chúng có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian cho một số ký sinh trùng bên trong và có khả năng truyền tác nhân gây bệnh cho đàn gà của bạn.

Động vật gặm nhấm sẽ ăn thức ăn bị rơi vãi ra ngoài, vì vậy hãy dọn sạch bột rơi vãi ngay lập tức. Động vật gặm nhấm có thể để lại phân chứa tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm cho cả người và gia cầm. Giữ chuồng và khu vực cho ăn sạch sẽ sẽ đảm bảo rằng bạn có thể xác định nhanh chóng các vấn đề về chuột và con trùng tiềm ẩn và ứng phó kịp thời bằng các biện pháp kiểm soát.

  1. Dụng cụ phun sát trùng.

Trong trại có bình phun thuốc sát trùng riêng. Tuyệt đối không được dùng bình phun thuốc sâu chưa được vệ sinh sạch sẽ để phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi gà. Nếu không sẽ xảy ra đàn gà bị ngộ độc thuốc sâu.

  1. KHÔNG ĐỂ MẦM BỆNH TỪ NGOÀI XÂM NHẬP VÀO ĐÀN GÀ.

Điều quan trọng là phải bảo vệ đàn gà không tiếp xúc với các đàn gà khác và, nếu có thể, khỏi các loài chim hoang dã. Thực hiện các hành động sau để cách ly đàn gà:

  1. Lập hàng rào bảo vệ.

– Nếu có điều kiện bố trí khu nuôi gà cách xa đàn gà hàng xóm càng xa càng tốt.

– Nếu không được, một trong những cách tốt nhất để ngăn đàn gà không tiếp xúc với các loài gia cầm khác là lắp hàng rào bảo vệ. Hàng rào có thể xây bằng gạch, lưới B40, lưới sắt, lưới cước… nhưng nó cần phải bao quanh hoàn toàn đàn gia cầm. Hàng rào phải có cổng đóng để không cho gà ra vào tự do. Nếu có các loài gà khác ở các khu đất lân cận, chúng tôi đặc biệt khuyến nghị nên thiết lập một vùng đệm giữa hai đàn gà để ngăn ngừa sự pha trộn của các loài gà và lây truyền bất kỳ bệnh nào có thể ảnh hưởng đến đàn gà gia đình. Lắp lưới chắn ở cửa sổ chuồng gà và lỗ thông gió để ngăn chim hoang dã xâm nhập vào.

– Trong trang trại nuôi gà các nhà khoa học khuyến cáo không trồng cây ăn quả, cay cao để tránh chim hoang dã bay đến. Trương hợp này khó thực hiện khi nuôi gà thả vườn.

  1. Tránh nhập gà mới vào đàn.

– Khuyến cáo không nên đưa gà mới vào đàn hiện có. Gà mới có thể mang mầm bệnh vào đàn ngay cả khi chúng không biểu hiện triệu chứng bệnh bên ngoài. Gà mới có thể đã khỏi bệnh và chúng vẫn có thể tiếp tục là vật mang mầm bệnh. Nếu phải đưa gà mới vào đàn, phải nhập từ cơ sở an toàn dịch bệnh và cách ly gà mới ít nhất hai tuần trước khi đưa vào đàn. Nếu trong thời gian cách ly có con gà nào trong đàn xuất hiện các dấu hiệu lâm sang thì không nhập đàn. Cần đưa những con gà bị bệnh (hoặc đã chết) đến cơ sở chẩn đoán gà để kiểm tra bệnh và xử lý theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.

– Tốt nhất nuôi gà theo phương thức “Cùng vào, cùng ra”. Nếu nuôi luân canh nhập đàn liên tục cần có chuồng nuôi riêng các lứa khác nhau và nhập gà từ cơ sở an toàn.

  1. Tránh tiếp xúc với các loài gia cầm khác.

– Người chăn nuôi gà không đi thăm các trang trại nuôi gà khác. Nếu đã đi thăm trang trại khác cần nghỉ cách ly ít nhất 24 giờ trước khi vào làm việc với đàn gà gia đình.

– Có áo quần bảo hộ lao động, dép ủng đi riêng khi vào trại. Tuyệt đối không mang giày dép và áo quần đi bên goài về vào thẳng trong trại nuôi gà.

– Hạn chế tối đa việc mua gà từ ngoài chợ về ăn.

  1. Đối với khách.

Nên hạn chế tối đa việc cho khách thăm trại gà. Nếu khách có nhu cầu vào thăm trang trại gà gia đình phải hỏi về nơi họ đã đến trong 24 đến 48 giờ qua. Nếu du khách có thể đã ở gần các trại gà khác, đặc biệt khi đàn gà họ đang bị ốm, cũng như vật nuôi khác (chim hoàng yến, vẹt, vẹt mào,…), thì họ không được phép tiếp xúc với đàn gà gia đình mình. Nếu khách đủ điều kiện vào, cần cung cấp cho cho họ quần áo bảo hộ, đặc biệt là ủng sạch hoặc ủng dùng một lần và đi qua hố sát trùng.

  1. Khử trùng xe cộ.

Tất cả các phương tiện vào trang trại phải được làm sạch và khử trùng để ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh có thể được mang theo trên xe cộ. Máy phun áp suất cao có thể loại bỏ hiệu quả vật liệu hữu cơ. Điều quan trọng là phải rửa sạch trước khi sử dụng chất khử trùng mới đạt hiệu quả cao. Bánh xe và gầm xe phải được vệ sinh và khử trùng hoàn toàn trước khi xe vào trang trại và cũng phải được vệ sinh trước khi rời đi. Nên thiết lập một khu vực riêng để vệ sinh xe cách xa đàn gia cầm. Nếu không thể, hãy cung cấp cho xe một bãi đậu xe càng xa đàn gà càng tốt.

  1. Khử trùng thiết bị.

Thiết bị đưa vào trang trại cũng phải được vệ sinh và khử trùng. Thiết bị đã được sử dụng cho các chức năng bẩn phải được vệ sinh và khử trùng kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho các chức năng sạch.

  1. Tự cách ly.

Nếu đàn gà bị bệnh, hãy ngăn không cho bất kỳ ai đến thăm đàn gà của bạn và bạn cũng không được đến thăm các đàn gà của gia đình khác. Nên đưa gà bệnh đến phòng xét nghiệm chẩn đoán. Trong thời gian chờ chẩn đoán, hãy hạn chế tối đa việc di chuyển giữa đàn gà bị nhiễm bệnh và các đàn gà khác. Việc di chuyển của con người và thiết bị có thể dễ dàng lây lan dịch bệnh.

III. KHÔNG ĐỂ MẦM BỆNH TRONG TRẠI GÀ PHÁT TÁN RA NGOÀI.

  1. Cách ly ngay đàn gà bị bệnh.

– Tuyệt đối không được bán chạy gà bệnh.

– Khi trong đàn xuất hiện gà ốm cần cách ly ngay con ốm hoặc đàn ốm (Nếu trại có nhiều đàn). Chẩn đoán và áp dụng biện pháp khống chế dịch càng sớm càng tốt.

– Tiêu hủy ngay con chết bằng cách đào hố rắc vôi bột hoặc thuốc sát trùng chôn kỹ. Thường xuyên kiểm tra nơi chôn gà chết. Nếu có lún sụt cần đắp thêm đất, đổ thêm vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng tiêu độc. Đặc biệt lưu ý không được để chó, chuột vào đào xác chết gà ăn.

– Bố trí người chăn nuôi đàn gà ốm riêng. Nếu thiếu nhân lực phải chăm sóc đàn gà khỏe trước, cuối cùng mới chăm đàn ốm.

  1. Đối với khách.

Người chăn nuôi gà không đi thăm các cơ sở chăn nuôi gà khác và tuyệt đối không cho khách thăm trại gà nhà mình.

  1. Xử lý phân gà.

Phân gà được đóng bao tải lẫn vôi bột trước khi đưa ra khỏi trại làm phân bón cây trồng. Tốt nhất trộn MEN VI SINH RẮC CHUỒNG Balasa VN như trong mục I.7 ở trên.

  1. Sát trùng trang thiết bị.

Tất cả trang thiết bị đã dùng trong trại cần sát trùng tiêu độc trước khi đưa ra ngoài trại.

  1. ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO NGƯỜI NUÔI GÀ.
  2. Người chăn nuôi gà đảm bảo đủ sức khỏe.

– Bố trí người chăn nuôi gà đủ sức khỏe. Một số bệnh trên người, đặc biệt trong đó có bệnh tiêu chảy do E.coli, Salmonella có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà.

– Tuyệt đối không cho người mang bầu, đang cho con bú hoặc đang ốm được phun thuốc sát trùng tiêu độc.

– Không ăn, uống, hút thuốc trong trại nuôi gà.

  1. Bảo hộ lao động.

Mang đầy đủ áo quần bảo hộ lao động, khẩu trang, dép hoặc ủng, kính bảo hộ khi làm việc trong trại, đặc biệt khi phun thuốc sát trùng tiêu độc.

  1. Vệ sinh cá nhân.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi chăm đàn gà, sau khi phun thuốc sát trùng tiêu độc.

  1. ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO MÔI TRƯỜNG TRONG VÀ XUNG QUANH TRẠI GÀ.
  2. Xử lý bao bì, chai lọ dùng hết.

– Khi có dịch: Tất cả bao bì, chai lọ dùng hết tập trung một chỗ ngoài chuồng nuôi, phun sát trùng tiêu độc, để khô rồi chuyển giao công ty môi trường xử lý theo quy định.

– Phân loại bao bì ni lông, chai lọ can nhựa, chai lọ thủy tinh riêng rồi chuyển giao công ty môi trường xử lý theo quy định.

  1. Xử lý chất thải, phân, nước rửa chuồng.

Nước thải, phân cho vào hố rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng tiêu độc.

  1. Dùng thuốc sát trùng tiêu độc đúng quy định.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc. Không lạm dụng dùng quá liều chỉ định. Thuốc pha đúng nồng độ như khuyến cáo trên bao bì, để tiếp xúc đủ lâu với bề mặt khử trùng đã được vệ sinh, làm sạch.

A/ FORMACIN.

– Sát trùng chuồng trại, vệ sinh môi trường:

 Trong vùng có dịch bệnh: Pha 350 ml thuốc trong 100 lít nước sạch, 1 – 3 ngày phun một lần.

Phun định kỳ phòng bệnh: Pha 250 ml thuốc trong 100 lít nước sạch, 5 – 7 ngày phun một lần.

Sát trùng phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi: Pha 250 ml thuốc trong 100 lít nước sạch.

Sát trùng trứng để ấp: Pha 100 ml thuốc trong 100 lít nước sạch.

Tiêu độc hố sát trùng, tiêu độc xác chết: Pha 1 lít thuốc trong 100 lít nước sạch.

– Sát trùng nước:

         Dùng đường uống: Pha 100 ml thuốc trong 200 lít nước uống.

         Dùng tắm vật nuôi: Pha 100 ml thuốc trong 100 lít nước tắm.

– Sát trùng móng:

Ngâm chân, móng gia súc ngập vào dung dịch 10% (pha 100 ml thuốc với 350 ml nước sạch) để thuốc ngấm sâu vào da, đạt hiệu quả tối đa.

Diệt vi khuẩn, virus gây bệnh qua đường thức ăn, đặc biệt virus tả châu phi ASF, cúm gia cầm:

Phun đều 25 – 50 ml thuốc lên 25 kg thức ăn hoặc 1 – 2 lít/tấn thức ăn hoàn chỉnh và để từ 12 – 24 giờ, sau đó sử dụng cho vật nuôi.

B/ VINADIN.

– Tiêu độc, sát trùng phương tiện vận chuyển, chuồng đang có vật nuôi:

Pha 20 – 25 ml/ 10 lít nước. Phun đều lên các bề mặt của chuồng trại và dụng cụ. Sau 5 – 7 ngày phun lại lần nữa.

– Tiêu độc xác vật nuôi, phân và hố sát trùng:

Pha 100 ml/10 lít nước.

– Sát trùng bầu vú, núm vú, thụt rửa dạ con, âm đạo:

Pha 10 – 15 ml/10 lít nước phun.

C/ B.K.VET.

– Khi không có dịch bệnh:

Pha 20 – 25 ml thuốc trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít dung dịch phun cho 4 – 5 m2 nền chuồng, 5 – 7 ngày phun lại một lần.

– Khi có dịch bệnh:

Pha 33 – 40 ml thuốc trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít phun 2 – 3 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch. Ngày phun 1 – 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.

Tiêu độc phương tiện vận chuyển, sát trùng lò ấp, máy ấp trứng:

Pha 20 ml thuốc trong 10 lít nước sạch, phun đều lên xe vận chuyển, lò ấp, máy ấp trứng.

Khử trùng trứng:

Pha 10 ml thuốc trong 10 lít nước sạch.  

Khử trùng nước:

Pha 5 ml thuốc trong 10 lít nước sạch.

Tiêu độc xác súc vật chết, phân súc vật, hố sát trùng:

Pha 70 ml thuốc trong 10 lít nước sạch, phun ướt đều xác thú chết, phân súc vật.

   D/ VINA SAFE PLUS, hòa 2 lít thuốc/100 lít nước. 

Sát trùng tiêu độc chuồng trại: Pha 1 lít thuốc trong 100 lít nước, phun ướt đều lên các bề mặt như tường, sàn nhà, trang thiết bị.

     Sát trùng giày dép, thiết bị vận chuyển ra vào trang trại:

    Pha 2 lít thuốc trong 100 lít nước sạch. Một lít thuốc sau khi pha dùng cho khoảng 3m2.

Luôn nhớ câu: “Vệ sinh sạch sẽ tốt hơn phun thuốc sát trùng liên tục”.

Vinavetco
0865.767.286